• ...

    ...
  • ...

    ...

Saturday, March 31, 2018

Hướng dẫn cách làm bánh papparoti không cần lò nướng đơn giản

Hướng dẫn cách làm bánh papparoti không cần lò nướng đơn giản

Bánh papparoti thơm nức, quyến rũ chắc hẳn là một trong những món bánh được nhiều người trong chúng ta yêu thích. Papparoti cũng cực kì phù hợp để bạn đổi vị cho bữa trà chiều của cả nhà, nhưng nếu bạn không tìm mua được món bánh yêu thích này và muốn tự tay chuẩn bị thì đâu là giải pháp dành cho bạn? Đừng lo nhé, tham khảo ngay cách làm bánh paparoti không cần lò nướng trong bài viết dưới đây!

Các bước làm bánh papparoti không cần lò nướng:

Bước 1: Trong một chiếc chén nhỏ, bạn cho vào 70ml nước ấm, thêm men bánh mì đã chuẩn bị vào và hòa tan hoàn toàn để kích hoạt men.

Bước 2: Làm phần vỏ bánh papparoti:

-    Trong một chiếc âu lớn, bạn cho bột mì và sữa tươi không đường đã chuẩn bị vào, đổ hỗn hợp men bánh mì ở bước 1 vào và dùng máy đánh trứng trộn đều (dùng cây trộn bột chuyên dụng để trộn nhé). Bạn thao tác trộn thật đều tay với tốc độ vừa cho hỗn hợp được hòa quyện hoàn toàn, men ngấm đều vào bột thì cho thêm phần trứng đã chuẩn bị vào đánh đều. Cuối cùng, bạn cho thêm bơ lạt vào và trộn cho hòa quyện hoàn toàn.

-    Tiếp tục đánh bột cho tới khi bột đều và mịn và quyện thành một khối. Sau đó, lấy khối bột ra và nhào trong vòng 5 phút để bột mịn hẳn lại. Dùng tay vê tròn khối bột lại rồi đặt lại vào âu, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín âu lại và ủ trong vòng 30 phút hoặc ủ cho tới khi bột nở ra gấp đôi.

Bước 3: Làm phần nhân bánh:

-    Cho phần bơ vào ngăn mát tủ lạnh để bơ cứng lại.

-    Cắt bơ ra thành 8 phần bằng nhau, sau đó vo tròn để làm phần nhân bánh.

Bước 4: Nặn bánh: Cho hỗn hợp bột lên bàn và dùng tay ấn cho xẹp hết khí bên trong phần bột. Chia bột thành 8 phần bằng nhau, nhào tiếp trong vòng 5 phút rồi cán dẹt phần bột ra, cho từng viên nhân bơ đã chuẩn bị ở bước 3 vào, vo tròn lại cho bột phủ kín viên bơ bên trong.

Bước 5: Làm phần topping café:

-    Chuẩn bị 1 chiếc tô sạch, cho phần bơ lạt đã chuẩn bị cho topping vào, dùng máy đánh trứng đánh cho bơ nhuyễn ra. Vừa đánh bạn vừa cho thêm đường bột vào vào để bơ bông lên và chuyển sang màu vàng nhạt.

-    Khi bơ đã bông lên, bạn đập trứng gà và cho 65 gram bột mì đa dụng cùng với ½ thìa café muối, café hòa tan và bột ca cao vào, tiếp tục dùng máy đánh trứng đánh lên cho thật hòa quyện.

-    Cho phần topping này vào túi bắt bông kem rồi để vào ngăn mát tủ lạnh chờ sử dụng.

Bước 6: Nướng chín bánh mì với chảo chống dính:

-    Bạn đun nóng chảo chống dính lên, sau đó dùng cọ quết một lớp dầu mỏng lên bề mặt chảo, vặn nhỏ lửa sau đó cho từng miếng bột bánh đã nặn ở bước 4 vào nướng cho vàng đều các mặt bánh.

-    Lấy bánh ra khỏi chảo, vào dùng topping café phủ lên mặt bánh theo hình xoắn ốc. Sau đó nướng lại bánh trong chảo cho lớp toping chảy xuống và phủ đều mặt bánh là được.

công thức làm bánh papparoti

Thành phẩm với công thức làm bánh papparoti không cần lò nướng
(Ảnh: Internet)

Tắt bếp và lấy bánh ra khỏi chảo là có thể thưởng thức ngay được rồi, bánh sẽ ngon nhất khi còn nóng.

Với hướng dẫn làm bánh papparoti không cần lò nướng này của Kate, bạn hoàn toàn có thể thử ngay tại nhà và chiêu đãi gia đình một món bánh ngọt ngào mà thơm ngon này nhé! Chúc bạn thành công, và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Kate trên daylambanh.edu.vn

Xem thêm:

 


Bai viết được đăng tại Hướng dẫn cách làm bánh papparoti không cần lò nướng đơn giản

Bánh thực dưỡng là gì? Xu hướng sử dụng bánh thực dưỡng

Bánh thực dưỡng là gì? Xu hướng sử dụng bánh thực dưỡng

Thực dưỡng là một phương pháp dinh dưỡng đang cực kì được ưa chuộng trên thế giới hiện nay vì những lợi ích đang kể đối với sức khỏe con người. Ngoài những món ăn thực dưỡng đã phổ biến, ngày này còn có rất nhiều các món bánh thực dưỡng thơm ngon, bổ dưỡng được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của con người. Trong bài viết này, cùng khám phá bánh thực dưỡng là gì và tìm hiểu về xu hướng sử dụng bánh thực dưỡng trong suốt thời gian qua.

Thực dưỡng là một phương pháp dinh dưỡng đang cực kì được ưa chuộng trên thế giới hiện nay vì những lợi ích đang kể đối với sức khỏe con người. Ngoài những món ăn thực dưỡng đã phổ biến, ngày này còn có rất nhiều các món bánh thực dưỡng thơm ngon, bổ dưỡng được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của con người. Trong bài viết này, cùng khám phá bánh thực dưỡng là gì và tìm hiểu về xu hướng sử dụng bánh thực dưỡng trong suốt thời gian qua.

Ngày nay, khi mức sống tăng lên cùng với trình độ dân trí, người ta đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề sức khỏe. Từ đó, nhiều thực phẩm cũng như các phương pháp ăn uống có ích cho sức khỏe con người ngày càng nhiều người chú trọng và quan tâm. Thời gian gần đây, một phương pháp ăn uống tốt cho sức khỏe được áp dụng khá nhiều chính là phương pháp thực dưỡng. Vì thế mà chúng ta thường nghe tới các cụm từ như “món thực dưỡng”, “bánh thực dưỡng”,… Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về phương pháp ăn uống này, đặc biệt là về bánh thực dưỡng là gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Bánh choux gạo lứt

Bánh choux gạo lứt – bánh thực dưỡng tốt cho sức khỏe

Bánh thực dưỡng là gì?

Để hiểu rõ bánh thực dưỡng là gì, trước tiên cần phải tìm hiểu về phương pháp thực dưỡng. Thực dưỡng là cách gọi tắt của thực dưỡng Ohsawa, đây là một phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống được khơi nguồn và phổ biến bởi một vị giáo sư Nhật Bản có tên là Georges Ohsawa (1893 – 1996). Phương pháp này nhầm đưa cơ thể con người về mức quân bình âm – dương, điều này rất gần với y học cổ truyền.

Bánh thực dưỡng là gì

Thực dưỡng là phương pháp dưỡng sinh bằng con đường ăn uống
(Ảnh: Internet)

Từ đó, có thể hiểu được bánh thực dưỡng là những món bánh được làm với các nguyên liệu được quy định trong phương pháp thực dưỡng, thường là những loại rau, củ, quả cùng với các loại ngũ cốc có lợi cho sức khỏe như bột mì nguyên cám, bột yến mạch, gạo lứt… Theo quan điểm của ông Ohsawa, các loại rau, củ, quả khi còn tươi đều mang tính âm, vì thế, chúng ta không nên lợi dụng quá nhiều mà dùng phương pháp dương hóa (có nghĩa là nấu chín lên) để có thể cân bằng lượng thức ăn âm – dương mà chũng ta nạp vào cơ thể. Chính vì thế, những món bánh thực dưỡng thường kết hợp cùng các loại hoa quả đã được nấu chín.

Xu hướng sử dụng bánh thực dưỡng trong thời gian vừa qua

Gần đây, bánh thực dưỡng trở thành một trong những thực phẩm được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong cuộc sống. Đây cũng là một xu hướng mới của các gia đình Việt để giúp các thành viên đảm bảo được sức khỏe.

Theo thống kê, trong năm 2017 thực dưỡng là một xu hướng ăn uống nhận được rất nhiều sự quan tâm và chú ý, cụ thể có tới 16.521 thảo luận trên internet tại Việt Nam về chủ đề ăn uống này. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân đang sử dụng phương pháp này để cải thiện sức khỏe của mình. Đối tượng chủ yếu nói về thực dưỡng là người nhà bệnh nhân (chiếm 68%), phụ nữ có con nhỏ ( 22%) và một số ít phụ nữ có nhu cầu giảm cân, làm đẹp (với 8%), còn lại là các đối tượng khác. Bánh thực dưỡng cũng là một trong những chủ đề cực kì được quan tâm vì dễ thưởng thức, mang tới cảm giác ngon miệng chứ không hề khó ăn. Một số công dụng chính của các loại bánh thực dưỡng có thể kể tới như:

Bánh thực dưỡng dùng làm bánh ăn dặm cho trẻ nhỏ: Rất nhiều phụ huynh đã thêm các món bánh thực dưỡng vào thực đơn dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là những bé có biểu hiện kén ăn rau, bánh thực dưỡng là một nguồn chất xơ dồi dào có thể bổ sung cho bé. Bên cạnh đó, bánh thực dưỡng luôn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn không hề thua kém các món bánh khác nên luôn khiến trẻ yêu thích và không bị quá ngán. Một tuần, bạn có thể thêm từ 2 – 3 bữa ăn dặm với bánh thực dưỡng cho bé.

Bánh flan thực dưỡng cho bé

Bánh flan thực dưỡng cho bé
(Ảnh: Internet)

Bánh thực dưỡng được sử dụng cho những người ăn kiêng, giảm cân: Bánh thực dưỡng thường sử dụng các loại bột nguyên cám hoặc ngũ cốc như mè đen, gạo lứt, yến mạch, là những thực phẩm rất tốt cho người ăn kiêng, giảm cân. Vì thế mà đây được coi như một lựa chọn lý tưởng để làm đa dạng thực đơn ăn uống dành cho người ăn kiêng. Ngoài ra, các loại bánh thực dưỡng còn cung cấp đầy đủ cho bạn các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là chất xơ để cơ thể không rơi vào tình trạng thiếu chất trong quá trình ăn kiêng.

Bánh thực dưỡng – thực đơn đặc biệt để cải thiện sức khỏe: Thực dưỡng vốn là phương pháp sinh ra để giải quyết các vấn đề về sức khỏe, chính vì thế mà bánh thực dưỡng là một lựa chọn lý tưởng khi bạn cần một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, đã có rất nhiều người nhờ phương pháp này đã khỏi các loại bệnh tưởng như không chữa được.

Trên đây là một số kiến thức về bánh thực dưỡng là gì cũng như xu hướng sử dụng bánh thực dưỡng trong suốt thời gian gần đây mà Kate tìm hiểu được. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu thêm về lĩnh vực này. Nếu có thêm bất kì thông tin gì về bánh thực dưỡng, đừng ngại để lại bình luận bên dưới để Kate cùng mọi người có thể tham khảo nhé!

>> Các món bánh thực dưỡng thơm ngon cho bé


Nguồn bài viết tại Bánh thực dưỡng là gì? Xu hướng sử dụng bánh thực dưỡng

Các món bánh thực dưỡng thơm ngon cho bé

Các món bánh thực dưỡng thơm ngon cho bé

Ăn uống thực dưỡng đã và đang trở thành một xu hướng dinh dưỡng được nhiều người quan tâm vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt đối với trẻ em, có nhiều món ăn thực dưỡng bổ sung dinh dưỡng cực kì tốt, trong đó, món được các bé yêu thích nhất chính là những món bánh thực dưỡng. Cùng khám phá các món bánh thực dưỡng ngon cho bé nhé!

Ăn uống thực dưỡng đã và đang trở thành một xu hướng dinh dưỡng được nhiều người quan tâm vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt đối với trẻ em, có nhiều món ăn thực dưỡng bổ sung dinh dưỡng cực kì tốt, trong đó, món được các bé yêu thích nhất chính là những món bánh thực dưỡng. Cùng khám phá các món bánh thực dưỡng ngon cho bé nhé!

Việc chăm sóc các bé, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới phát triển. Việc phải lựa chọn thực phẩm như thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và giúp bé phát triển toàn diện là một điều cực kì quan trong và khiến không ít bậc phụ huynh phải đau đầu. Trong thực đơn dinh dưỡng cho bé, một trong những món cần thiết mà cha mẹ nên bổ sung vào chính là các món thực dưỡng, trong đó, những món bánh thực dưỡng thường được bé cực kì yêu thích vì hương vị thơm ngon, dễ ăn. Trong bài viết này, cùng điểm qua một số món bánh thực dưỡng vừa ngon lại vừa bổ dưỡng cho các bé nhé!

Bánh bột mỳ lứt

Bánh bột mỳ lứt

Đây là một món bánh cực kì giàu chất xơ và cacbon hydrat, dễ tiêu hóa nên khá thích hợp cho bé. Bạn có thể dùng món bánh này để làm một bữa sáng bổ dưỡng cùng một ly sữa là đã đầy đủ dinh dưỡng và năng nượng trong ngày cho bé rồi. Đây có thể là một món bánh lý tưởng giúp bạn bổ sung chất xơ cho những bé lười ăn rau đấy!

Bánh cam xoài

Bánh cam xoài

Nghe tới thôi là cũng đã thấy hấp dẫn rồi, chiếc bánh thơm ngon với hương vị cam xoài đan xen là một món bánh ngọt ngào, không chỉ vậy, đây còn là một món bánh tráng miệng giúp bạn bổ sung trái cây cho bé một cách đơn giản nhất.

Bánh làm từ bột khoai lang, sắn dây, mì lứt, chuối chín

Bánh làm từ bột khoai lang, sắn dây,

Các loại bột như bột khoai lang, sắn dây, mỳ lứt đều có hàm lượng chất xơ rất dồi dào để bạn có thể cung cấp vào cơ thể bé, đặc biệt, sắn dây có tính hàn, lành tính giúp giải nhiệt cực kì tốt. Chuối lại là một loại trái cây có rất nhiều lợi ích, cùng với vị ngọt kết hợp làm cho món bánh này vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng, là một lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn dặm của bé.

Bánh mè đen

Bánh mè đen

Mè đen là một loại thực phẩm cực kì bổ dưỡng, chứa khoảng 40 – 60% dầu mè, 22% chất đạm ngoài ra còn có thêm đồng, canxi oxalat là những chất thiếu yếu cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể. Không chỉ vậy, mè đen còn có tác dụng cực kì tốt trong việc điều trị các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu. Chính vì vậy, bánh mè đen là một món bánh được rất nhiều bà mẹ lựa chọn để thêm vào thực đơn của bé.

Bánh mì chuối, yến mạch

Bánh mì chuối, yến mạch

Bánh mì chuối, yến mạch vừa có hương vị cực thơm ngon, lại vừa giàu chất xơ và các vitamin phù hợp với quá trình phát triển của trẻ. Các mẹ có thể lựa chọn món bánh này làm bữa sáng hoặc bữa ăn dặm bổ dưỡng cho bé đều được.

Bánh mì nguyên cám

Bánh mì nguyên cám

Gọi là bánh mì nguyên cám là bởi vì món bánh này được làm 100% bằng bột mì nguyên cám, không chỉ tốt cho trẻ nhỏ mà đây cũng là một món bánh rất tốt cho sức khỏe con người và dần được nhiều người sử dụng. Vì là bánh mì nguyên cám nên lượng chất xơ trong món bánh này cực kì dồi dào, nếu con bạn có vấn đề với việc ăn rau quả thì đây là một lựa chọn cực kì lý tưởng đấy!

Bánh làm từ khoai lang, bột mỳ đa dụng, dầu dừa

Bánh làm từ khoai lang

Món bánh này vừa có nhiều chất xơ, đầy đủ tinh bột lại vừa được sử dụng dầu dừa, cực kì tốt cho việc tiêu hóa của bé. Các làm món bánh này cũng không hề khó khăn và yêu cầu các kỹ thuật phức tạp nên bạn hoàn toàn có thể tự làm ở nhà cho bé đấy nhé!

Cookies làm từ chuối

Cookies làm từ chuối

Cookies xốp mềm hòa thêm hương vị ngọt ngào từ chuối chắc hẳn sẽ khiến các bé không thể cưỡng lại. Cookies cũng khá dễ làm, ngay cả khi không có lò nướng bạn cũng có thể áp dụng các là bánh cookies không cần lò nướng để làm cho bé.

Vegan Flant

Vegan Flant

Bánh flan vốn đã là một món bánh ăn dặm cực kì tốt dành cho trẻ em, bánh flan chay tuy nhiều chất dinh dưỡng như bánh được làm với công thức truyền thống nhưng lại được làm với sữa yến mạch, semolia lúa mì và các loại syrup chứa rất nhiều chất xơ và các khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.

Trên đây là một vài món bánh thực dưỡng thơm ngon dành cho bé mà bạn có thể tham khảo. Các món bánh này sẽ là một lựa chọn lý tưởng để bạn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé trong các giai đoạn phát triển. Chúc bạn thành công nhé!


Nguồn bài viết tại Các món bánh thực dưỡng thơm ngon cho bé

Tuesday, March 27, 2018

Cách tạo hình bánh quy bơ đơn giản đẹp mắt nhất

Cách tạo hình bánh quy bơ đơn giản đẹp mắt nhất

Những chiếc bánh quy nhỏ nhắn được làm với nhiều hình thù đơn giản và bắt mắt “không nỡ ăn” luôn được nhiều người yêu thích. Cách tạo hình bánh quy bơ không phải ai cũng làm thành công vì chúng có độ giòn và rất dễ bị vỡ, chúng ta cùng xem Kate hướng dẫn cách tạo hình bánh quy bơ đơn giản dưới đây.

Tạo hình bánh quy bơ bằng đui bắt kem

Cách đơn giản nhất để bạn có thể tiết kiệm được thời gian cũng như làm ra được những chiếc bánh quy đẹp mắt một cách đơn giản và nhanh chóng nhất. Không những vậy bạn còn có thể tạo được rất nhiều hình bánh xinh xắn vô cùng đơn giản mà không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật. Khi thực hiện tạo hình bánh quy bơ bằng đui bắt kem bạn thực hiện các bước làm dưới đây:

tạo hình bánh quy bơ bằng bịch bắt kem

Tạo hình bánh quy đơn giản với đui bắt kem

Bước 1: Cho túi bắt kem vào ly uống nước rồi lật miệng túi xuống dưới để dễ cho hỗn hợp bột vào túi hơn. Sau đó cho hỗn hợp bột bánh đã làm xong túi, cho khoảng 200g bột để dễ thực hiện công đoạn bắt bánh hơn. Xoắn nhẹ đầu túi dốc ngược đầu cắt khoảng 1cm đường kính để thực hiện bắt kem.

Bước 2: Lồng túi bột bánh vào chiếc túi khác có đui bắt kem với hình dạng tùy thích. Giữ thẳng túi theo hướng đứng rồi bóp nhẹ cho phần kem tạo hình. Tùy theo kích thước bánh mong muốn bạn có thể bóp nhẹ hay mạnh túi bột.

Bước 3: Làm tương tự cho hết phần bột, có thể cho thêm nho khô để trang trí trên mặt bánh. Lưu ý khi thực hiện làm bạn nên lót giấy nến rồi mới cho phần bột lên để chống dính, đồng thời tạo khoảng cách để bánh có thể nở và không dính vào nhau.

tạo hình bánh quy dạng hoa

Đui bắt kem giúp bạn tạo được những chiếc bánh quy vô cùng nhánh chóng và đẹp mắt
(Ảnh: Internet)

Khi thực hiện công thức tạo hình bánh quy với đui bắt kem bạn nên lưu ý bánh quy khi chín sẽ rất giòn, do vậy mà chúng ta nên lựa chọn những đui bắt kem hình đơn giản để khi bánh chín không bị dễ gãy vụn. Bánh càng nhiều chi tiết thì càng dễ vỡ hơn.

Cách tạo hình bánh quy bơ với bộ khuôn cắt

Đối với một số công thức làm bánh quy bơ bạn có thể thực hiện tạo hình cho bánh quy với bộ khuôn cắt được mua sẵn với nhiều hình thù bắt mắt. Với cách tạo hình này bạn thực hiện các bước làm sau đây:

tạo hình bánh quy bắt mắt

Khuôn cắt giúp bạn tạo hình bánh vô cùng bắt mắt
(Ảnh: Internet)

Bước 1: Sau khi đã hoàn thành bước nhào bột bạn cho bột lên mặt phẳng đã được lót giấy nến để chống dính. Cán bột thành những miếng mỏng đồng đều. Lưu ý độ mỏng của bánh có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ và thời gian nướng bánh.

Bước 2: Lấy bộ khuôn cắt bánh nhiều hình dáng và kích thước khác nhau để tạo hình bánh. Bộ dụng cụ cắt và tạo hình bánh bạn có thể mua tại siêu thị DVP Market chuyên cung cấp nguyên liệu – dụng cụ ngành F&B. Bộ dụng cụ này sẽ giúp bạn thực hiện tạo hình rất nhiều loại bánh khác nhau tùy theo sở thích.

bánh quy nút áo xinh xắn

Những chiếc bánh quy nút áo xinh xắn
(Ảnh: Internet)

bánh quy hấp dẫn

Những chiếc bánh quy hấp dẫn với nhiều hình dáng khác nhau
(Ảnh: Internet)

Bước 3: Sau khi hoàn thành việc tạo hình bạn đặt bánh lên khay nướng có lót giấy nến, để cách nhau khoảng 2 – 3 cm để khi bánh chín sẽ không dính vào nhau. Đồng thời để nhiệt độ trong lò có thể phủ đều và làm bánh chín đều hơn.

Bước 4: Nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 15 – 20 phút là bánh chín. Bánh quy bơ khi mới nướng xong còn nóng sẽ dễ vỡ, do vậy bạn cần để nguội và di chuyển chúng nhẹ nhàng hơn.

Tạo hình bánh quy với nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh

Với cách tạo hình bánh quy nhân vật ngộ nghĩnh sẽ tốn một chút thời gian hơn 2 cách tạo hình được hướng dẫn ở trên, tuy nhiên với cách này bạn có thể thực hiện việc tạo hình những nhân vật yêu thích vô cùng thú vị. Chúng ta cùng thực hiện các bước làm dưới đây.

bánh quy gấu ôm hạnh nhân

Những chú gấu ôm hạnh nhân bắt mắt và vô cùng đáng yêu
(Ảnh: Internet)

bánh quy hình Những chú chó dễ thương

Những chú chó dễ thương được tạo hình đơn giản
(Ảnh: Internet)

Bước 1: Thực hiện đặt hình in mẫu nhân vật lên mặt bàn hoặc mặt phẳng sạch đã được lót giấy nến chống dính, giấy nến sẽ giúp bạn nhìn thấy hình ảnh bên dưới một cách đơn giản nhất để thực hiện công việc “copy” đơn giản.

Bước 2: Hỗn hợp bột được làm có thể thêm màu theo ý thích để chiếc bánh được đẹp mắt hơn. Hoặc bạn cũng có thể làm chung một khối rồi thực hiện các bước trang trí bánh quy bơ với đường icing.

Bước 3: Lấy một ít bột bánh vo tròn rồi dùng cán nhẹ để miếng bột dẹt ra, dùng dao cắt phần bột thừa theo hình nhân vật phía dưới.

Bước 4: Tiếp tục dùng bột bánh nhiều màu để thực hiện làm các chi tiết còn lại, sau đó cố định chúng dính lại với nhau trên giấy nến. Dùng một chút lòng trắng trứng để “dán” các chi tiết lại với nhau.

Bước 5: Đặt chúng lên khay nướng đã trải giấy chống dính, nướng bánh ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 15 phút cho bánh chín.

bánh quy hình nhân vật hoạt hình

Tạo hình nhân vật đơn giản sẽ giúp bạn làm ra những chiếc bánh thú vị hơn
(Ảnh: Internet)

Bước 6: Dùng socola tan chảy cho vào túi bắt kem, cắt nhỏ đầu để thực hiện vẽ các chi tiết nhỏ trên bánh thêm phần đẹp mắt. Khi thực hiện công đoạn này bạn nên chắc chắn bánh đã nguội nhé.

Trên đây là 3 cách tạo hình bánh quy bơ đơn giản nhất, hi vọng với những gợi ý này bạn sẽ làm thành công những mẻ bánh quy bơ hình thù đẹp mắt nhất. Đừng quên chia sẻ thành phẩm của mình với bạn bè và Kate nhé. Chúc bạn thành công với niềm đam mê làm bánh!


Bai viết được đăng tại Cách tạo hình bánh quy bơ đơn giản đẹp mắt nhất

Cách làm bánh quy nho khô cực kỳ thơm ngon và bắt mắt

Cách làm bánh quy nho khô cực kỳ thơm ngon và bắt mắt

Cách làm bánh quy nho khô với độ vàng xốp, hương vị bùi bùi và một chút chua ngọt của nho khô tạo nên hương vị thơm ngon vô cùng đặc biệt. Từng chiếc bánh như tan ngay đầu lưỡi mà không sợ chúng ngấy hay quá khô. Cùng bắt tay vào thực hiện làm bánh quy nho khô cực kỳ thơm ngon dưới đây nhé.

trộn đường với bơ

Cùng bắt tay vào thực hiện cách làm bánh quy bơ nho khô hấp dẫn

Cách làm bánh quy bơ nho khô cực kỳ hấp dẫn tại nhà

Bước 1: Bật lò nướng ở nhiệt độ 190 độ C để lò nóng trước trong khoảng 10 phút. Khay nướng phủ một lớp giấy nến chống dính.

Bước 2: Lấy âu cho phần bơ lạt đã chuẩn bị, đường trắng và phần đường nâu vào, dùng máy đánh trứng đánh đều hỗn hợp cho chúng đều nhau. Không cần đánh bông phần bơ này.

Bước 3: Cho thêm trứng, vani vào hỗn hợp bơ ở bước 2 rồi tiếp tục đánh cho hỗn hợp có dạng kem mềm.

cách làm bánh quy bơ nho khô

Sau khi hỗn hợp mịn đều bạn cho thêm nho khô vào rồi trộn đều

Bước 4: Khi thấy phần hỗn hợp đã mịn đều thì cho phần nho khô vào thực hiện trộn đều hỗn hợp. Bước làm này bạn có thể cho thêm một chút socola vào để tăng thêm độ thơm ngon hấp dẫn cho mẻ bánh.

Bước 5: Phần hỗn hợp bột đã hoàn thành bạn múc bột để làm những hình tròn nhỏ cách đều nhau để khi bánh nở không bị dính lại với nhau. Để thực hiện bước làm này đơn giản hơn bạn có thể dùng túi bắt kem, cho hỗn hợp bột vào rồi sử dụng đui bắt kem tạo hình cho bánh thêm đẹp mắt.

Bước 6: Cho khay bánh vào lò nướng trong khoảng 8 – 10 phút để bánh chín, phần viền bánh sẽ dễ dàng chuyển sang màu nâu trong khi bánh chưa chín hẳn. Do vậy khi thực hiện công đoạn nướng bạn cần canh bánh để chúng có thể chín đều vàng đẹp mắt.

tạo hình bánh quy

Dùng đui bắt kem thực hiện tạo hình cho đẹp mắt

Bước 7: Bạn có thể để bánh ở nhiệt đồ lò sau khi tắt lò để nhiệt độ còn sót lại sẽ làm bánh chín hẳn phần nhân giữa bán

Những điều cần lưu ý khi làm bánh quy nho khô

-    Chúng ta có thể sử dụng bơ thực vật để làm bánh thay cho bơ động vật hoặc dùng thay thế một phần. Tuy nhiên nên lưu ý bơ thực vật có độ béo thấp hơn, và trong bơ đã có sẵn muối nên bạn sẽ không thêm muối vào bánh.

-    Bánh không sử dụng bột nở nên muốn làm bánh nở xốp bạn nên thực hiện việc đánh bông bơ và cho đường vào từ từ để tạo được nhiều bọt khí. Khi nướng những bọt khí này sẽ nở xốp hơn. Hoặc bạn có thể rắc đường đều mặt để hỗn hợp đều đường hơn.

-    Bơ khi đánh nên để ở nhiệt độ phòng (khoảng 19-22 độ C), ấn vào thấy bơ mềm nhưng không chảy là có thể sử dụng làm bánh. Không nên sử dụng bơ còn đông cứng vì khi đánh chúng sẽ dễ bị tách nước.

-    Trứng khi sử dụng nên để ở nhiệt độ phòng, không sử dụng trứng còn lạnh vì chúng dễ có hiện tượng bị vón cục nhỏ li ti làm mất hương vị thơm ngon của bánh.

-    Không nên nướng cùng lúc nhiều khay bánh vì chúng sẽ làm nhiệt độ trong lò bị phân tán hoặc giảm đi không đồng đều. Điều này sẽ làm cho bánh không nhận được nhiệt độ chuẩn và bánh chín không đều, dễ làm cho bánh bị cháy trong khi có những chiếc bánh còn chưa kịp chín.

-    Nhiệt độ của lò nướng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian nướng bánh, chính vì vậy nếu như lò nhỏ thì nên giảm nhiệt độ và nướng trong thời gian lâu hơn.

Trên đây là cách làm bánh quy bơ nho khô thơm ngon hấp dẫn với các làm đơn giản, hi vọng với những hướng dẫn chi tiết và cơ bản trên đây bạn sẽ làm được những mẻ bánh thơm ngon chiêu đãi cả gia đình. Công thức làm bánh quy nhân nho khô trên đây cũng giúp bạn thực hiện làm một số loại bánh quy khác, chúc bạn thành công với niềm đam mê làm bánh.


Bai viết được đăng tại Cách làm bánh quy nho khô cực kỳ thơm ngon và bắt mắt

Cách làm bánh cookies noel thơm ngon bắt mắt với đường icing

Cách làm bánh cookies noel thơm ngon bắt mắt với đường icing

Những chiếc bánh cookies nhỏ xinh hấp dẫn được xem là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Giáng Sinh, bánh cookies có thể được trang trí với nhiều hình dạng khác nhau vô cùng bắt mắt. Chúng ta cùng xem cách làm bánh cookies noel thơm bơ và học cách trang trí bánh cookies với đường icing hấp dẫn.

Phần bơ lạt bạn nên để ở nhiệt độ phòng trước 30 phút hoặc 1 tiếng để bơ mềm và dễ đánh hơn, khi đánh không nên đánh quá lâu sẽ làm hỏng bơ. Sau khi đã có phần nguyên liệu này chúng ta bắt tay vào thực hiện cách làm bánh cookies với hướng dẫn dưới đây.

làm bánh cookies Noel

Cùng bắt tay vào làm bánh cookies Noel nhiều hình dáng ngộ nghĩnh

Cách làm bánh cookies Giáng Sinh thơm ngon đúng chuẩn

Bước 1: Đánh bơ với đường và cho phần bơ được bông trắng và phần đường hòa quyện cùng với bơ.

Bước 2: Cho thêm phần lòng trắng trứng vào hỗn hợp trên, cho bột mỳ vào hỗn hợp rồi dùng máy đánh trứng để làm hỗn hợp hòa quyện với nhau.

Bước 3: Cuối cùng cho thêm vani vào, hỗn hợp bột khi này sẽ khá dính tay. Chúng ta lấy hỗn hợp bột dàn đều trên giấy nến và thực hiện cán mỏng hỗn hợp với độ dày khoảng 5 – 7 cm.

Bước 4: Cho hỗn hợp bột vào tủ lạnh ủ khoảng 15 phút cho bột cứng cáp. Sau đó lấy phần bột ra rồi dùng khuôn cắt bánh cookie với hình chủ đề Giáng Sinh như cây thông, người tuyết, hoa tuyết, ông già Noel… tùy theo sở thích rồi cắt bột.

Bước 5: Lót giấy nến vào khuôn nướng rồi xếp những hình bánh đã tạo xong lên khay, cho vào lò nướng trong khoảng 160 độ trong khoảng 15 – 20 phút tùy theo nhiệt độ lò nhà bạn.

Lưu ý khi nướng bánh không để bánh chín quá vàng khi thực hiện trang trí sẽ không đẹp mắt, bánh khi đã chín nên lấy ra khỏi lò để nguội rồi mới trang trí vì chúng rất dễ gãy khi nóng.

trang trí bánh cookies

Bánh cookies nên để nguội trước khi thực hiện trang trí bánh
(Ảnh: Internet)

Cách làm đường Royal icing (kem đường) trang trí

Nguyên liệu chuẩn bị làm đường trang trí bánh cookies

-    Lòng trắng trứng: 1 cái
-    Nước cốt chanh: ½ muỗng
-    Icing sugar: 250g

Cách làm đường icing trang trí tại nhà

Bước 1: Đánh tan lòng trắng trứng với phần nước cốt chanh cho hỗn hợp được nổi bọt li ti thì cho đường vào đánh từ từ. Đánh cho hỗn hợp đến khi thấy bông cứng lại, khi nhấc que đánh lên hỗn hợp đứng ngọn không bị rũ xuống là được.

Bước 2: Muốn có bao nhiêu màu trang trí bánh thì chia hỗn hợp thành các phần khác nhau, cho thêm màu theo ý thích để trang trí.

Thực hiện trang trí bánh cookie Noel tại nhà bắt mắt

Bước 1: Cho phần đường icing đã làm vào túi bắt kem, cắt phần đầu túi nhỏ với đường kính khoảng 0.2cm – 0.5cm rồi dùng để vẽ lên đường viền bánh, sau đó vẽ kín mặt. Hoặc bạn có thể dùng phần đường này để trang trí hình vẽ theo ý thích sao cho bắt mắt nhất.

Bước 2: Sau đó đợi cho phần đường khô rồi mới vẽ tiếp những hình trang trí khác trên chiếc bánh, không nên vẽ ngay vì chúng sẽ bị lem màu. Tuy nhiên nếu dùng đường màu hoặc viên bi đường thì nên rắc chúng vào khi icing còn mềm và có độ kết dính.

Bước 3: Sau khi thực hiện xong những công đoạn được hướng dẫn trên đây chúng ta sẽ để cho thành phẩm được khô rồi mới bảo quản trong hũ kín để bánh không bị mềm đi.

Thành phẩm bánh cookies

Thành phẩm bánh cookies vô cùng bắt mắt
(Ảnh: Internet)

Khi thực hiện làm bánh cookies bạn nên chú ý một số điều dưới đây:

-    Nên nướng bánh ở nhiệt độ cao để chúng giữ được hình dáng bánh và nhanh cứng lại. Tuy nhiên không nên nướng bánh ở nhiệt độ cao quá vì chúng sẽ làm cho phần rìa bánh bị cháy mà phần trong bánh chưa kịp chín.

-    Khi nướng bánh nên căn thời gian cẩn thận vì chúng có thể cháy rìa bánh rất nhanh.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành mẻ bánh cookies noel với những bước làm thật đơn giản để thưởng thức trong mùa Giáng Sinh. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện cách làm bánh cookies đơn giản tại nhà này với nhiều hình dáng bắt mắt để thưởng thức hàng ngày. Chúc bạn thành công với công thức làm bánh cookies đơn giản trên đây!


Bai viết được đăng tại Cách làm bánh cookies noel thơm ngon bắt mắt với đường icing

Thursday, March 22, 2018

Hàng ngàn người việt nam đang làm giàu từ xe bánh mì, bạn thì sao?

Hàng ngàn người việt nam đang làm giàu từ xe bánh mì, bạn thì sao?

Bán bánh mì được xem là một trong những cách kinh doanh vốn ít lợi nhuận cao của hàng ngàn người Việt. Chỉ với số vốn 1 triệu đồng ít ỏi, hàng tháng lợi nhuận thu được gấp 10 đủ để giải thích tại sao ở Việt Nam cứ cách vài mét lại có một xe đẩy bán bánh mì.

Bán bánh mì được xem là một trong những cách kinh doanh vốn ít lợi nhuận cao của hàng ngàn người Việt. Chỉ với số vốn 1 triệu đồng ít ỏi, hàng tháng lợi nhuận thu được gấp 10 đủ để giải thích tại sao ở Việt Nam cứ cách vài mét lại có một xe đẩy bán bánh mì.

Bánh mì từ lâu đã là món ăn nhanh được nhiều người yêu thích nhất ở Việt Nam, không những vậy bánh mì còn rất nhiều lần được du khách nước ngoài nhắc đến và bình chọn là một trong những món đường phố ngon nhất thế giới. Không khó để tìm ra các xe bánh mì trên khắp mọi tỉnh thành trên cả nước, cứ vài mét lại xuất hiện một xe bánh mì và cũng không quá khó để thấy thực tế có đến hàng trăm hàng ngàn người Việt Nam đang làm giàu từ xe bánh mì mỗi ngày. Với số vốn đầu tư ban đầu thấp, buôn bán thuận lợi và thu nhập ổn định, kinh doanh bánh mì trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho hàng ngàn người Việt Nam.

Lâm Ngọc Thảo

Từ bỏ công việc văn phòng, cô gái 9x Lâm Ngọc Thảo đi bán bánh mì
từng gây sốt cộng đồng trên các mặt báo. (Ảnh: Internet)

Vốn ít – Lợi nhuận cao

Chỉ với một số vốn nhỏ bạn đã có thể kinh doanh bánh mì kẹp thịt bạn có thể thu lời hàng triệu đồng mỗi tháng. Một chiếc bánh mì với mức giá 10.000 – 15.000 đồng sẽ mang về lợi nhuận cho bạn từ 4.000 – 7.000 đồng/chiếc. Vậy nếu bánh mì của bạn đủ ngon và thu hút được khách hàng thì việc bán 100 chiếc bánh mì mỗi ngày và thu nhập từ 400.000 – 700.000 đồng/ngày là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên muốn thành công bạn cũng cần có kế hoạch cụ thể cùng một số bí quyết được chia sẻ dưới đây để công việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

Điều quan trọng để làm giàu với xe bánh mì là hãy đảm bảo bánh mì của bạn đủ ngon, đủ ấn tượng với hương vị thơm ngon đặc biệt để thu hút được khách hàng. Đây chính là mấu chốt chính để họ quay lại thưởng thức và đem lợi nhuận đến cho bạn, chất lượng  bánh mì là yếu tố đầu tiên bạn cần nhớ khi thực hiện mô hình này.

Bánh mì Việt Nam

Bánh mì Việt Nam đặc trưng vỏ giòn, ruột mỏng

Bạn có thể lấy sẵn các loại bánh mì tại các lò bánh mì, hoặc có thể tự tay làm bánh mì để có được những loại bánh ngon nóng hổi và chất lượng. Tham gia một khóa học làm bánh mì với 25 món bánh mì nổi tiếng trên thế giới sẽ giúp bạn có được loại bánh mì chất lượng nhất, đồng thời bạn cũng có thể thay đổi thực đơn thường xuyên để đa dạng sản phẩm cho xe bánh mì của mình hơn. Việc tạo ấn tượng với món bánh mì ngon ngay từ đầu sẽ giúp bạn khẳng định được độ ngon và tạo cho mình thương hiệu được nhiều người biết đến.

Sau khi có bánh mì ngon bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như thịt, chả lụa, trứng, xíu mại… tùy theo loại bánh mì bạn muốn bán, chuẩn bị thêm dưa leo, rau thơm, hành, ớt… chọn những loại nguyên liệu tươi ngon sẽ tăng thêm chất lượng cho bánh mì của bạn.

Xe bán bánh mì di động ( Booth sampling)

Sau khi đã chuẩn bị và lựa chọn được bánh mì để kinh doanh, bước tiếp theo cần chuẩn bị là xe bán bánh mì di động, hoặc những quầy hàng di động để thực hiện việc kinh doanh. Tùy vào khả năng tài chính mà bạn có thể đầu tư được những chiếc xe bán bánh mì đẹp mắt và thu hút, hình thức bên ngoài cũng khá quan trọng để thu hút khách hàng. Bạn có thể chọn những loại xe chất liệu gỗ, inox, sắt tùy thích và trang trí chúng cho bắt mắt.

Lựa chọn địa điểm bán hàng thuận tiện

Chỉ xếp sau việc có được sản phẩm bánh mì thơm ngon hấp dẫn, lựa chọn địa điểm bán hàng phù hợp sẽ góp phần quyết định việc kinh doanh có thành công hay không. Bạn nên chọn địa điểm đông người và có nhiều đối tượng phù hợp nhất như nhân viên văn phòng, sinh viên, đông dân… Không nên chọn những khu vực có đông công nhân lao động chân tay vì bánh mì sẽ nhanh đói nên họ sẽ ít mua bánh mì.

Bán đúng thời điểm – nhanh nhẹn tạo nên thành công

Hãy tìm hiểu về địa điểm mình sẽ bán bánh mì trước đó nhiều lần để hiểu được khung giờ sinh hoạt của những đối tượng khách hàng của mình. Đây là cách để bạn hiểu và tạo được kế hoạch bán hàng, thông thường khoảng thời gian từ 7h – 8h sáng là đông khách nhất do sinh viên đi học, nhân viên văn phòng đi làm…

Do vậy trong khoảng thời gian này bạn cần nhanh nhẹn một chút vì khách hàng sẽ có thể dồn lại một lần nhiều người, để giải quyết vấn đề này bạn có thể thuê thêm một vài bạn sinh viên để phụ việc trong những giờ cao điểm. Đến khi công việc đã vào nề nếp và lượng khách đã ổn định bạn có thể thuê hẳn nhân viên và tiếp tục phát triển thêm ở những địa điểm khác nhằm tăng thêm thu nhập.

Mức giá phù hợp

bánh mì hnaau

Một ổ bánh mì hiện nay có giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng

Tùy vào các loại bánh mì và độ ngon của bánh mì sao cho có mức giá phù hợp với đối tượng bạn nhắm đến, ví dụ như bán bánh mì ở cổng trường thì nên chọn những mức giá tầm 10.000 – 13.000 đồng, ở nơi có nhân viên văn phòng nhiều thì mức giá khoảng 13.000 – 15.000 đồng là ổn. Thông thường khi bán bánh mì ở nơi đông sinh viên bạn sẽ bán được nhiều hơn vì đối tượng khách hàng này không quá đòi hỏi về chất lượng bánh mì và bạn cũng có thể để giá tốt thu lợi nhuận tốt hơn.

Quảng bá thương hiệu đúng cách

Bạn sẽ nghĩ chỉ bán bánh mì rất đơn giản thì không cần đến việc quảng bá thương hiệu, tuy nhiên đây là việc rất cần thiết để gây được sự chú ý của mọi người và giúp bạn bán được nhiều sản phẩm hơn. Bạn có thể gây chú ý bằng những cách như in banner, quảng bá với những chương trình khuyến mãi như tặng thêm ly nước nhỏ, giảm giá hay các khuyến mãi như mua 3 tặng 1… Bạn nên in những thông tin này thật nổi bật để mọi người ấn tượng với nó.

Trên đây là những bí quyết giúp bạn làm giàu với mô hình bán bánh mì Việt Nam, với những gợi ý cách làm giàu từ xe bánh mì trên đây hi vọng bạn sẽ thực hiện được ý tưởng kinh doanh của mình thật hiệu quả và thành công.

Đăng ký tham gia khóa học làm bánh mì tại Hướng Nghiệp Á Âu để có thể tự tay làm bánh mì Việt Nam chỉ trong 1 – 2 buổi học!

>> Kinh doanh bánh mì Hamburger – Đơn giản, vốn ít, lời nhanh


Nguồn bài viết tại Hàng ngàn người việt nam đang làm giàu từ xe bánh mì, bạn thì sao?

Tìm hiểu về tên gọi các loại bánh ngọt Việt – từ Bắc vào Nam

Tìm hiểu về tên gọi các loại bánh ngọt Việt – từ Bắc vào Nam

Ẩm thực Việt Nam không chỉ là những món ăn thơm ngon, đặc trưng mà còn có rất nhiều món bánh mang hương vị hấp dẫn và được nhiều người yêu thích. Để hiểu hết về các loại bánh Việt, trước tiên, cùng liệt kê tên gọi, ý nghĩa tên gọi của những món bánh truyền thống, nổi tiếng. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về bánh Việt, đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Ẩm thực Việt Nam không chỉ là những món ăn thơm ngon, đặc trưng mà còn có rất nhiều món bánh mang hương vị hấp dẫn và được nhiều người yêu thích. Để hiểu hết về các loại bánh Việt, trước tiên, cùng liệt kê tên gọi, ý nghĩa tên gọi của những món bánh truyền thống, nổi tiếng. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về bánh Việt, đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Dọc theo chiều dài Việt Nam, đâu đâu cũng có thể bắt gặp những món bánh truyền thống, đại diện cho từng vùng đất. Tìm hiểu về bánh Việt, chắc hẳn sẽ không ít người phải bối rối vì không biết nên bắt đầu từ đâu. Lúc đầu, Kate cũng gặp phải không ít khó khăn khi tìm thông tin và hiểu hết về bánh Việt. Và cuối cùng, mình đã quyết định liệt kê và tìm hiểu về tên gọi của các loại bánh Việt khác nhau rồi dần dần mới khám phá thêm những thông tin khác về chúng. Trong bài viết này, Kate sẽ liệt kê một số món bánh truyền thống nổi tiếng để mọi người tiện tham khảo nhé!

Bánh ngọt Việt Nam

Bánh ngọt Việt Nam – đa dạng và phong phú
(Ảnh: Internet)

Tổng hợp tên 14 loại bánh ngọt Việt Nam

Bánh khẩu sli của Cao Bằng

Bánh khẩu sli – Cao Bằng

Bánh khẩu sli – Cao Bằng

Tên gọi bánh khẩu sli nghe khá vui tai, “khẩu sli” tiếng địa phương có nghĩa là bánh gạo nếp nổ, cũng có nơi gọi là bánh bỏng có chứa lạc. Đây là một món ăn truyền thống trong các dịp lễ, Tết truyền thống của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh có mùi thơm của nếp cái, đậu phộng bùi ngậy và đường phên ngọt ngào. Loại bánh này thường có hình dạng khá giống với những viên gạch đỏ, là một trong những món quà được nhiều người lựa chọn làm quà khi đến vùng đất Cao Bằng.

Bánh đậu xanh của Hải Dương

Bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh

Đúng với tên gọi của món bánh này, bánh đậu xanh được làm với bột đậu xanh, có vị ngọt vừa phải, hơi béo bùi, thơm mùi hoa bưởi và khá dễ ăn. Cũng nhờ hương vị thơm ngon, vừa vào tới miệng là đã tan ngay mà mặc dù đây là đặc sản của Hải Dương nhưng ngày nay, bánh đậu xanh đã cực kì phổ biến và được yêu thích trên cả nước.

Bánh gio (bánh tro) của Bắc Giang

Bánh gio thơm ngon

Bánh gio thơm ngon

Có tên gọi là bánh gio là vì bánh được làm từ gạo nếp ngâm trong nước lá gio, sau đó gói lá vào và mang luộc. Đây là đặc sản của Bắc Giang nhưng từ lâu đã một loại bánh phổ biến không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ. Loại bánh này đặc biệt là ở màu sắc của món bánh, khi lớp lá cuối cùng được lột ra, người ta sẽ thấy bánh tro có màu hổ phách trong vắt, cực kì đẹp mắt. Ăn bánh gio đúng cách là bạn chấm bánh vào mật mía để tận hướng hương vị thơm ngon, lạ lạ cực kì hấp dẫn.

Bánh cáy của Thái Bình

Bánh cáy – đặc sản của Thái Bình

Bánh cáy – đặc sản của Thái Bình

Bánh cáy là một món bánh đặc sản của vùng đất Thái Bình và là một trong những món bánh khiến rất nhiều người tò mò. Mới nghe, chắc hẳn không ít người nghĩ rằng đây là một loại bánh làm từ con cáy, thế nhưng, tên gọi này là do sự tích ra đời của món bánh này, món bánh được một người phụ nữ mò cáy dâng lên cho vua, từ đó, cái tên “bánh cáy” ra đời. Món bánh được làm với gạo nếp, đậu phộng, vừng, cơm dừa và mứt bí cực kì thơm ngon.

Bánh cốm của Hà Nội

Bánh cốm của Hà Nội

Bánh cốm xanh mát của Hà Nội

Cũng như bánh đậu xanh ở trên, tên gọi bánh cốm là để chỉ nguyên liệu làm ra loại bánh này. Đây là món bánh được làm từ gốm, bên trong là nhân đậu xanh, dừa nạo cùng với mứt bí hoặc cũng có thể dùng mứt hạt sen trần. Bánh cốm khi ăn vào thường lưu lại nguyên hương vị của cốm, kết hợp cùng vị ngọt thơm từ phần nhân, đây cũng là món bánh thường được nhiều người chọn để mua làm quà khi có dịp ghé đến Hà Nội.

Bánh gai của Nam Định

Bánh gai – Nam Định

Bánh gai – Nam Định

Tên gọi “bánh gai” là do để làm món bánh này, người ta sẽ cần đến một loại lá là lá gai – loại cây cực kì phổ biến ở vùng đất Nam Định. Với món bánh này, ăn bánh cũng là một nghệ thuật, ăn bánh gai chuẩn là khi bóc bánh ra không bị dính lá, ăn không bị rơi nhân.

Bánh tráng xoài của Nha Trang

Bánh tráng xoài

Bánh tráng xoài chua ngọt, hấp dẫn

Chắc hẳn không ít người đã biết đến bánh tráng xoài, đây là một món bánh đặc sản cực kì nổi tiếng của vùng đất Cam Lâm, Khánh Hòa. Gọi là bánh tráng xoài là do bánh được làm từ xoài chín cùng với mạch nha, sau đó được cán mỏng ra không khác gì những loại bánh tráng khác. Ăn bánh sẽ cảm nhận được vị chua ngọt, thơm mùi xoài và dai dai thơm ngon.

Bánh khô mè của vùng Cẩm Lệ, Quảng Nam

Bánh khô mè

Bánh khô mè

Món bánh khô mè vừa giòn xốp, vừa ngọt ngào, giản dị như chính con người của xứ Quảng. Ngày nay, bánh khô mè được bán khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung và được nhiều người yêu thích bởi hương vị mộc mạc nhưng không kém phần hấp dẫn.

Bánh da lợn của Hội An

Bánh da lợn

Bánh da lợn vừa bắt mắt vừa thơm ngon của Hội An

Bánh da lợn của Hội An khác rất nhiều so với bánh da lợn của miền Nam bởi được làm với bột nếp lúa mới. Ăn bánh da lợn Hội An, bạn sẽ cảm nhận được độ dai giòn, thanh dịu, ngọt nhẹ với mùi thơm của nếp mới và vị béo của nước cốt dừa khá đặc biệt.

Bánh ít của Bình Định

Bánh ít Bình Định

Bánh ít Bình Định

Tên gọi bánh ít không phải do món bánh này có ít bánh mà là do trước đây người ta gọi là bánh Út ít – theo tên của người con gái sáng tạo ra nó. Lâu dần, người ta gọi tắt thành bánh ít để đơn giản. Bánh ít ngon là chiếc bánh có được độ dẻo nhưng khi ăn vào không bị dính răng và có được hương vị thơm ngon, tinh khiết từ lá gai, dẻo thơm từ gạo nếp, ngọt của đường, béo của dầu và bùi của đậu hòa quyện trong cùng một miếng bánh. Đây cũng là một món bánh đặc trưng cho văn hóa ẩm thực miền Trung.

Bánh bò của Sài Gòn

Bánh bò Sài Gòn

Bánh bò Sài Gòn

Đây là một món bánh cực kì phổ biến ở Sài Gòn, bánh được làm từ bột gạo, đường, men và nước. Bánh xốp mềm, mặt bánh có nhiều bóng nhỏ do bên trong bánh có các lỗ khi được tạo thành khi làm. Ngày nay, món bánh này không chỉ phổ biến trên các đường phố Sài Gòn mà còn là một món bánh được yêu thích ở rất nhiều tỉnh miền Nam.

Bánh pía của Sóc Trăng

Bánh pía thơm ngon, hấp dẫn

Bánh pía thơm ngon, hấp dẫn

Đây là một trong những loại bánh truyền thống của vùng đất Sóc Trăng và cực kì được ưa chuộng, đặc biệt là trong những dịp trung thu vì hương vị thơm ngon của chúng. Bánh pía được làm từ bột mì, lòng đỏ trứng và sầu riêng. Đặc trưng lớn nhất của loại bánh này là bột bánh có nhiều lớp, có thể lột từng lớp một ra, cũng chính vì vậy mà bánh pía còn được gọi là bánh lột da.

Bánh rế của Phan Thiết

Bánh tế giòn ngon Phan Thiết

Bánh tế giòn ngon Phan Thiết

Có tên gọi “bánh rế” là do món bánh này có hình dạng rất giống với cái rế mà người ta thường dùng để lót nồi. Loại bánh này được làm từ khoai lang bào sợi chiên giòn, và rưới qua một lớp áo đường nấu chảy. Khi ăn, bánh rế hấp dẫn người ta bởi hương vị thơm ngon từ khoai lang, kết hợp với vị ngọt của đường, giòn giòn cực hấp dẫn.

Bánh lá mơ của Miền Tây

Bánh lá mơ của Miền Tây

Bánh lá mơ – món bánh đặc biệt của miền Tây

Gọi là bánh lá mơ là do nguyên liệu đặc trưng để làm ra món bánh này chính là lá mơ cùng với bột gạo, nước cốt dừa. Bánh thường thường có màu xanh đậm, hơi tron và hình dạng vừa dài, vừa dẹt. Khi ăn, người ta sẽ ăn cùng nước cốt dừa, sự kết hợp độc đáo này mang lại hương vị thơm ngon khá dễ gây “nghiện”.

Trên đây là một số món bánh truyền thống của Việt Nam dọc theo chiều dài đất nước. Hi vọng, với bài viết này, bạn đã có thêm một chút kiến thức về sự đặc sắc và đa dạng của bánh Việt để từng bước chinh phục chúng. Chúc bạn thành công!

(Ảnh minh họa trong bài tham khảo từ nguồn internet)

Xem thêm:

 


Nguồn bài viết tại Tìm hiểu về tên gọi các loại bánh ngọt Việt – từ Bắc vào Nam