• ...

    ...
  • ...

    ...

Sunday, January 20, 2019

Bí quyết chọn dừa ngon làm mứt Tết ngọt ngào, dẻo thơm hấp dẫn

Bí quyết chọn dừa ngon làm mứt Tết ngọt ngào, dẻo thơm hấp dẫn

Mứt dừa ngọt ngào luôn có mặt trong khay bánh kẹo ngày tết, bởi chúng là một trong số những món mứt được nhiều người ưa chuộng nhất. 

Mứt dừa ngọt ngào luôn có mặt trong khay bánh kẹo ngày tết, bởi chúng là một trong số những món mứt được nhiều người ưa chuộng nhất. Bên cạnh việc chế biến và công thức chuẩn, muốn có mẻ mứt ngon bạn còn phải biết cách chọn dừa. Vậy, cách chọn dừa làm mứt như thế nào là chuẩn nhất? Chúng ta cùng Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) xem trong bài viết này nhé!

Mứt dừa thơm ngon, có chút giòn dai, ngọt ngào là một trong những món mứt ngon không thể thiếu trong các mâm bánh kẹo đãi khách. Không chỉ thơm ngon mà chúng còn có màu sắc bắt mắt, mùi thơm ngậy của dừa nên dễ dàng kích thích vị giác người thưởng thức.

chọn dừa làm mứt Tết

Chọn được loại dừa ngon sẽ tăng thêm hương vị thơm ngon cho món mứt ngày Tết

Cách làm mứt dừa không quá khó, nhưng để có mẻ mứt hấp dẫn bạn cần biết cách chọn loại cùi dừa ngon phù hợp với từng loại mứt. Dưới đây, Kate sẽ chia sẻ bí quyết chọn dừa làm mứt tết nhé!

Cách phân biệt cùi dừa làm mứt

Chọn loại dừa non

Cùi dừa non

Cùi dừa non (Ảnh: Internet)

Dừa non thường có da mềm, màu xanh tươi, phần cùi dừa mềm và bạn có thể tìm dừa non bằng cách bấm móng tay vào phần cùi. Nếu là dừa non thì phần dừa sẽ ra nước sữa có vị ngậy, bổ dừa ra thì phần cùi mềm hơn loại cùi dừa bánh tẻ. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng móng tay cào vào phần vỏ gần cuống dừa, nếu thấy cào dễ dàng thì dừa còn non.

Dừa bánh tẻ (loại dừa vừa, không quá già hoặc quá non)

Cùi dừa bánh tẻ

Cùi dừa bánh tẻ có màu trắng ngần (Ảnh: Internet)

Dừa bánh tẻ có phần vỏ màu hơi nhạt, đều màu và không bị loang ra, lớp vỏ hơi mềm. Nếu bấm móng tay vào vỏ dừa sẽ thấy được độ giòn và không bị dai. Phần cùi dừa tách ra phải có màu trắng ngần, không phải màu trong hay hơi đục, ngà ngà, phần vỏ sát bên ngoài sẽ có màu nâu nhạt.

Khi gỡ bỏ lớp da dừa bạn sẽ thấy thớ gân bên ngoài gần lớp vỏ trong chưa nhẵn bóng, có thể bấm móng tay được. Dừa bánh tẻ có độ cứng và dai thích hợp, dễ dàng nạo sợi và làm mứt ngon hơn.

Loại dừa già

Cùi dừa già

Cùi dừa già (Ảnh: Internet)

Bấm tay vào cùi dừa cũng giúp bạn phân biệt được đâu là dừa bánh tẻ và dừa già, dừa già thường cứng và thường khó hoặc không bấm tay vào cùi được. Nếu dùng móng tay cào vào phần cuống dừa thì chúng không bị tróc. Cùi dừa già thường dày và khô, vỏ sát cùi có màu nâu sẫm, cứng, ở ngoài nổi nhiều múi, màu trắng và sáng khi dừa còn tươi và không bị thâm hay ngả màu khi dừa để ở ngoài lâu. Bạn nên chọn loại quả to, vỏ nâu chưa lên mộng hoặc loại dừa không còn xanh để có được nhiều nước cốt hơn.

Bí quyết chọn dừa làm mứt tết

Dùng dừa nạo sợi làm mứt

Mứt dừa bào sợi

Mứt dừa bào sợi (Ảnh: Internet)

Nếu bạn muốn dùng dừa nạo sợi để làm mứt thì nên chọn loại dừa bánh tẻ sẽ ngon hơn. Cách sơ chế dừa dễ dàng nhất là sau khi mua dừa về bạn cho cả quả dừa lên bếp rồi hơ qua bỏ, hoặc cho dừa vào lò nướng ở nhiệt độ 110 độ C khoảng 20 phút để lớp vỏ tách ra. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm bạn cũng có thể mua loại dừa được bóc sẵn trong siêu thị hoặc nhờ người bán tách vỏ giúp.

Dùng dừa non để tạo hình đẹp mắt

tạo hình hoa cúc bắt mắt

Mứt dừa non tạo hình hoa cúc bắt mắt (Ảnh: Internet)

Nếu bạn muốn mứt có hình dáng bắt mắt và hấp dẫn hơn có thể tham khảo cách làm mứt dừa non thay vì làm mứt dừa nạo sợi. Để tách lớp cùi dừa này bạn hãy thực hiện các công đoạn sau:

- Bổ đôi dừa ra làm đôi, dùng muỗng tách lớp cùi ra.

- Dùng khuôn hình ngôi sao, hình trái tim hoặc khuôn hình theo ý thích để tạo hình trên miếng dừa.

- Rửa sạch cùi dừa với nước sạch 3 – 4 lần để loại bỏ hết phần dầu dừa, hoặc rửa dừa dưới nước ấm nóng để dầu dừa sạch đi.

- Cho thêm màu được lấy từ các loại rau củ để mứt lên màu bắt mắt hơn, ngâm dừa với đường và có thể cho thêm sữa. (Tham khảo cách tạo màu thực phẩm tự nhiên từ rau củ tại đây)

- Sên mứt cho đến khi thấy lớp đường trắng kết tinh lại là bạn đã hoàn thành xong.

Trên đây là tổng hợp thông tin về cách chọn dừa làm mứt tết, hi vọng với chia sẻ này bạn sẽ biết cách chọn được loại dừa làm mứt phù hợp. Chúc bạn thành công!


Nguồn bài viết tại Bí quyết chọn dừa ngon làm mứt Tết ngọt ngào, dẻo thơm hấp dẫn

Thursday, January 17, 2019

Mẹo sên mứt mẻ nào thành công mẻ đó khiến ai cũng like hết cỡ

Mẹo sên mứt mẻ nào thành công mẻ đó khiến ai cũng like hết cỡ

Cứ mỗi độ Tết đến, chị em lại bắt tay vào làm mứt để chiêu đãi người thân, bạn bè hoặc làm quà biếu tặng.

Cứ mỗi độ Tết đến, chị em lại bắt tay vào làm mứt để chiêu đãi người thân, bạn bè hoặc làm quà biếu tặng. Tuy nhiên không phải nào chị em cũng biết những mẹo sên mứt để có được thành phẩm thơm ngon như ý. Hiểu được điều này, hôm nay daylambanh.edu.vn sẽ mách cho bạn cách sên mứt mẻ nào thành công mẻ đó khiến ai cũng like hết cỡ. Cùng vào bếp thôi nào!

Trong dịp đầu xuân, mứt là món ăn đặc trưng không thể thiếu. Những khay mứt đủ hương, đủ vị là thức quà mà bất cứ ai cũng thích, nhất là các bạn nhỏ. Vào những ngày Tết, mứt là món quà ý nghĩa, vừa mang nét truyền thống vừa chứa đựng hơi thở của nhịp sống hiện đại, giúp mọi người thêm vui vẻ và xích lại gần nhau hơn.

Mứt tết

Mứt tết ngọt ngào, hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Làm mứt đòi hỏi cao ở sự khéo léo và tỉ mỉ, chính vì vậy, không phải ai khi bắt tay vào cũng thành công. Chỉ một chút sai sót trong khâu ướp đường và sẽ cũng sẽ làm mẻ mứt của bạn không đạt được độ ngon như ý. Vì vậy, khi làm mứt, bạn cần áp đụng ngay những mẹo sau đây:

Lựa chọn nguyên liệu làm mứt tươi ngon

Nguyên liệu làm mứt cực kỳ quan trọng, quyết định 50% chất lượng thành phẩm bạn làm ra. Dù làm làm mứt gì đi chăng nữa thì bạn cũng cần chọn mua nguyên liệu ở những nơi uy tín, tươi ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ như khi chọn dừa non để làm mứt, bạn phải chọn được trái có cùi không quá già mà cũng không được quá non thì mứt dừa với ngon và đạt chuẩn.

Ướp đường vừa đủ

Đây là mẹo làm mứt cực kỳ quan trọng. Ướp đường tưởng dễ nhưng có rất nhiều người mắc sai sót ở bước này, dẫn tới một mẻ mứt không thành công. Bạn cần phủ đủ lượng đường để ướp thì mứt mới khô ráo và ngon. Khi lượng đường quá ít mứt không thể kết tinh và sẽ bị hỏng.

Bí quyết sên mứt

Bí quyết sên mứt ngon là phải ướp đường vừa đủ và đúng cách (Ảnh: Internet)

Thực hiện đúng kỹ thuật sên mứt

Một mẻ mứt ngon phải được sên đúng kỹ thuật, bạn cần chú ý đến những điều sau:

• Phải sên mứt trên lửa trung bình hoặc lửa nhỏ, nếu lửa quá to, mứt sẽ bị cháy.

• Nếu sên mãi mà đường cứ keo lại, không kết tinh thì hãy rửa hết phần đường cũ, cho đường vào và tiến hành sên lại trên lửa thật nhỏ, đảo đều tay.

• Khi sên thấy nặng tay và đường đã hơi kết tinh lại thì nhấc chảo mứt ra khỏi bếp và đảo liên tục tới khi đường kết tinh chứ không để mứt kết tinh trên bếp lửa. Đây là mẹo sên mứt bạn nhất định phải nhớ thật kỹ.

• Mứt sên quá lâu sẽ bị cứng và khô nên bạn cần canh thời gian thật chuẩn xác để được mẻ mứt ngon như ý muốn.

• Nếu là mứt dừa, khi sên xong cần được đổ ra một chiếc mâm, sốc mứt trước quạt gió cho nguội hẳn rồi hong trước quạt từ 2 đến 3 giờ rồi mới cho vào túi để bảo quản.

• Trong trường hợp mứt còn chảy nước, chưa khô, bạn có thể cho vào lò nướng để sấy.

• Để mứt không bị chảy nước, công đọan sên cần được thực hiện kiên trì và khéo méo. Mứt cần được sên đủ thời gian và trên lửa phù hợp để đường kết tinh, sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng mẻ mứt cuối cùng sẽ là thành quả ngọt ngào mà bạn nhận được.

nét đặc trưng trong ngày Tết

Mứt là nét đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt (Ảnh: Internet)

Trên đây là những mẹo sên mứt ngon cực hay để bạn có được những mẻ mứt ngọt ngào, hấp dẫn không thể chối từ vào ngày Tết. Hãy lưu lại để cách sên mứt này giúp bạn trổ tài khéo tay với mọi người nhé. Chúc các bạn thành công! Và đừng quên theo dõi DLBAAu thường xuyên để cập nhật cho mình những kiến thức và kĩ năng khi làm bánh mới nhất nhé.


Nguồn bài viết tại Mẹo sên mứt mẻ nào thành công mẻ đó khiến ai cũng like hết cỡ

Wednesday, January 16, 2019

"Cấp cứu" ngay 4 lỗi thường gặp khi sên mứt ngày Tết

Để có được mẻ mứt tết thơm ngon đúng điệu không quá khó, tuy nhiên trong quá trình làm mứt nhiều chị em thường gặp phải một số trường hợp

Để có được mẻ mứt tết thơm ngon đúng điệu không quá khó, tuy nhiên trong quá trình làm mứt nhiều chị em thường gặp phải một số trường hợp như: mứt không kết tinh, bị chảy nước sau khi sên, mứt bị cháy hay bị khô cứng… Cùng Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) xem cách xử lý lỗi thường gặp khi làm mứt dưới đây để có mẹo xử lý tốt hơn nhé!

Cách làm mứt tết không đòi hỏi bạn quá nhiều công đoạn phức tạp hay nguyên liệu đắt tiền, chỉ cần bạn có một chút kiên nhẫn là có thể làm ngay mẻ mứt thơm ngon. Chính vì vậy mà nhiều người mong muốn làm được mẻ mứt ngon để chiêu đãi cả nhà, đây cũng là cách đảm bảo sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết. Tuy cách làm đơn giản là vậy, tuy nhiên không phải ai cũng làm thành công ngay từ lần đầu thực hiện, bởi có thể bạn sẽ gặp một số lỗi dưới đây:

Mứt không thể kết tinh

định lượng đường để mứt kết tinh

Bạn cần cho đúng định lượng đường để mứt kết tinh (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân chính khiến mứt không thể kết tinh được là do thiếu đường. Chẳng hạn như đối với mứt dừa: thông thường đối với 1kg cùi dừa thì bạn cần cho khoảng 500 – 600g đường. Nếu tỉ lệ đường này ít hơn định lượng thì dừa sẽ rất khó kết tinh. Các khắc phục cho trường hợp này chính là đổ thêm đường vào rồi tiếp tục sên cho đến khi đường kết tinh thật sự.

Đường bị cháy và keo lại

đường bị cháy

Trường hợp đường bị cháy và keo lại không thể kết tinh khi sên mứt (Ảnh: Internet)

Đây cũng là một trong những trường hợp cơ bản mà nhiều chị em hay gặp khi sên mứt, nguyên nhân là do nhiệt độ lửa quá cao khiến đường dễ bị cháy và keo lại, đường dính nên không thể kết tinh. Mẹo xử lý cho trường hợp này chính là bạn hãy rửa sạch phần đường cũ rồi cho đường theo tỉ lệ cũ sau đó sên trên lửa nhỏ là được.

Mứt bị khô, cứng

Mứt bị khô

Mứt bị khô, cứng sau khi sên (Ảnh: Internet)

Nhiều chị em chưa có kinh nghiệm làm mứt nên khi sên dù đã thấy đường kết tinh nhưng vẫn tiếp tục sên khiến mứt bị khô, cứng và mất ngon khi thưởng thức. Cách tốt nhất là bạn chỉ cần sên cho đến khi thấy nặng tay, phần đường kết tinh thì nhấc chảo ra khỏi bếp rồi tiếp tục đảo cho đến khi mứt kết tinh hẳn. Với mẹo này, bạn sẽ có món mứt mềm, ngon, dẻo và thơm ngon hơn.

Mứt sau khi sên bị chảy nước

bị chảy nước

Mứt dừa sau khi sên bị chảy nước (Ảnh: Internet)

Tình trạng này thường xuyên xảy ra khi bạn sên mứt dừa non, sau khi sên mứt bị chảy nước. Đối với trường hợp này hãy đem mứt ra hong khô trước quạt, phơi nắng hoặc cho vào lò sấy ở nhiệt độ 100 độ C khoảng 15 phút để mứt khô hẳn. Sau đó sốc mứt trước quạt cho đến khi khô hẳn rồi quạt thêm 2 – 3 tiếng nữa. Ngoài ra, bạn có thể xử lý bằng cách cho phần dừa bị ướt lên chảo sên lại để mứt dừa khô hơn rồi bỏ vào túi buộc chặt.

Nếu là dừa non thì lượng nước trong phần cùi sẽ nhiều hơn so với loại cùi dừa già, bạn nên ngâm đường lâu hơn một chút để dừa non tiết ra nhiều nước hơn khi sên mứt sẽ dễ khô ráo. Tuy nhiên, nếu đã làm tốt các công đoạn này mà mứt vẫn bị chảy nước thì hãy cho dừa lên bếp rồi sên ở nhiệt độ nhỏ nhất, đảo và hong khô trước quạt vài giờ rồi đóng gói.

Trên đây là một số mẹo xử lý lỗi cơ bản khi làm mứt tết, hi vọng với chia sẻ này chị em nội trợ sẽ dễ dàng thành công hơn khi thực hiện và có thành phẩm thật thơm ngon. Hãy tham khảo thêm một số mẹo làm thế nào để mứt dừa trắng khi sên hoặc cách xử lý đối với mứt bị mốc để có món ngon an toàn chiêu đãi cả nhà nhé. Chúc bạn thành công!


Nguồn bài viết tại "Cấp cứu" ngay 4 lỗi thường gặp khi sên mứt ngày Tết

Monday, January 14, 2019

Dự báo nghề hot trend 2019: những nghề vừa học vừa làm

Dự báo nghề hot trend 2019: những nghề vừa học vừa làm

Vừa học vừa làm là một trong những sự chọn lựa hàng đầu của nhiều người hiện nay, không chỉ phù hợp cho những người đang đi làm có nhu cầu kiếm cho mình tấm bằng thứ 2 thứ 3

Dự báo trong thời gian tới, các ngành học vừa học vừa làm sẽ vô cùng hot. Vừa học, vừa đi làm có thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm, học viên sau khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm tại các đơn vị tuyển dụng lớn hơn so với nhiều người khác.

Đăng ký ngay để tham gia khóa học Vừa học – Vừa làm có việc làm nhanh 2019 tại đây:

đăng kí học làm bánh

Vừa học vừa làm là một trong những sự chọn lựa hàng đầu của nhiều người hiện nay, không chỉ phù hợp cho những người đang đi làm có nhu cầu kiếm cho mình tấm bằng thứ 2 thứ 3, những người muốn nâng cấp bằng cấp để thăng tiến, tăng lương và thậm chí là các bạn trẻ muốn vừa học – vừa đi làm để có kinh nghiệm khi còn đi học nhằm tăng khả năng tìm việc sau khi ra trường. Vậy đâu là lý do khiến các ngành học này thu hút giới trẻ? Những ngành học có thể vừa học vừa làm hiện nay là gì? Bài viết dưới đây của Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Nghề gì có thể vừa học vừa làm

Nghề gì có thể vừa học vừa làm?

1. Lý do các ngành vừa học vừa làm là nghề hot 2019

• Có kiến thức và kinh nghiệm ngay trên trường

Mục tiêu của người học khi tham gia các khóa học đều là nâng cao kiến thức của bản thân và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Đây cũng là điều mà các nhà tuyển dụng yêu cầu một ứng viên cần có khi đi làm. Điều này sẽ trở nên thật dễ dàng và đơn giản khi bạn tham gia các khóa học có thể vừa học vừa làm. Người học có thể ứng dụng những kiến thức mới nhận được để trực tiếp thực hành, sau đó vận dụng vào công việc. Đây là hình thức học đi đôi với hành.

Có thể thấy, thay vì chỉ nhận kiến thức và lý thuyết thông thường như các hệ đào tạo chính quy hiện nay, với việc học đi đôi với thực hành, kiến thức sẽ rất dễ nhớ, dễ ứng dụng. Sinh viên có thể sử dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình để đi làm ngay nhằm tích lũy kinh nghiệm.

• Thời gian học và làm linh hoạt

Ưu điểm của chương trình vừa học vừa làm là người học có thể chủ động lựa chọn cho mình lịch học phù hợp nhất với bản thân để phù hợp với việc đi làm thêm hay công việc hàng ngày. Một số đơn vị dạy nghề còn mở nhiều lớp học vào buổi tối và cuối tuần để giúp người học có thêm nhiều thời gian để lựa chọn hơn nữa.

Chương trình đào tạo của hình thức học này đa số là chú trọng thực hành, hạn chế lý thuyết. Đây cũng là một lợi thế cho người học bởi thời lượng học được rút ngắn, nhanh ra trường và từ đó các bạn có nhiều thời gian để trải nghiệm, đi làm sớm để ổn định cuộc sống và thu nhập.

những ưu điểm của chương trình

Thời gian học linh hoạt là một trong những ưu điểm của chương trình vừa học vừa làm

• Về vấn đề học phí

Học phí là mối quan tâm rất lớn của các bạn đang có mong muốn theo học chương trình vừa học vừa làm. Thực tế, mức chênh lệch học phí của chương trình vừa học vừa làm không cao hơn so với các chương trình đào tạo thông thường khác. Học phí đa số đều nằm trong mức chấp nhận được của người theo học. Đặc biệt, thời gian đi làm trong quá trình học tập sẽ tạo ra cho bạn nguồn thu nhập đáng kể để góp phần bù đắp về các khoản kinh phí trong suốt quá trình học.

• Học được nhiều kỹ năng mềm bổ ích

Bằng kinh nghiệm làm việc thực tế hàng ngày kết hợp với kiến thức học được trên giảng đường, vừa học vừa làm sẽ tạo điều kiện để bạn có thể làm chủ kiến thức, giúp bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Hơn nữa, các hoạt động ngoại khóa, các lớp kỹ năng của nhà trường sẽ giúp học viên có thể trau dồi kỹ năng sống, kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm,… Đây đều là những kỹ năng rất quan trọng trong công việc sau này.

Ngoài ra, chương trình vừa học vừa làm cũng khiến người học thấy ngay được những ích lợi của việc học, từ đó các bạn sẽ càng nỗ lực cố gắng để học tập để tạo ra thành tích học tập tốt nhất và chất lượng cao nhất.

2. Gợi ý các nhóm nghề vừa học vừa làm hot nhất 2019

Một số nhóm nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2019 và trong tương lai, đồng thời đang có nhiều đơn vị đào tạo chương trình vừa học vừa làm hiện nay mà bạn có thể tham khảo như:

- Nhóm ngành Marketing: Báo chí, Truyền thông, Digital Marketing,...

- Nhóm ngành Nhà hàng – Khách sạn: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng,…

- Nhóm ngành về Ẩm thực: Đầu bếp, Làm bánh, Pha chế,…

- Nhóm ngành Điện – Điện tử

- Nhóm ngành về IT, phần mềm

- Nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, làm đẹp: Spa, Trang điểm,…

- …

3. Gợi ý địa chỉ học nghề vừa học vừa làm

Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) tuyển sinh 2019 nhiều ngành học Bếp Nóng, Bếp Bánh, Pha Chế, Quản trị Nhà hàng Khách sạn,… Đây đều là những ngành nghề hot có thể vừa học vừa làm, đồng thời nằm trong top các ngành nghề có xu hướng tăng trưởng mạnh, nhu cầu nhân lực đang thiếu trầm trọng những năm gần đây. Nếu bạn yêu thích các ngành học thuộc lĩnh vực Ẩm thực và Nhà hàng Khách sạn có thể đăng ký ngay từ bây giờ để tham gia các khóa học.

Chương trình học tại HNAAu với phương pháp học chiếm hơn 95% thời gian thực hành kết hợp lý thuyết và bí quyết nghề. Lớp học đạt tiêu chuẩn 5 sao, cơ sở vật chất hiện đại mô phỏng theo môi trường làm việc thực tế tại các nhà hàng, khách sạn với đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liệu sử dụng trong suốt quá trình học tập sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt công việc thực tế. Đội ngũ giảng viên là các Chuyên gia giàu kinh nghiệm làm việc sẽ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề cho học viên để các bạn nắm vững tay nghề, tự tin đi làm việc chỉ trong thời gian ngắn.

vừa học vừa làm để kiếm thêm thu nhập

Nghề làm bánh giúp bạn trẻ dễ dàng vừa học vừa làm để kiếm thêm thu nhập

Học viên học nghề làm bánh ngoài thời gian học tại trung tâm còn có thể xin việc làm thêm tại các nhà hàng, khách sạn, thương hiệu bánh cao cấp, tiệm bánh nhiều quy mô… ở các vị trí việc làm phù hợp để học hỏi và nâng cao tay nghề. Đây vừa là cách để các bạn có thêm kinh nghiệm, ứng dụng được kiến thức vào thực tế, đồng thời có thể kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Sau khi hoàn thành các khóa học, với kinh nghiệm nghề và khả năng làm việc thực tế, kỹ năng mềm và cách quản lý thời gian, công việc bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn khi ứng tuyển các vị trí việc làm với mức lương hấp dẫn.

HNAAu có trung tâm hỗ trợ giới thiệu việc làm cho học viên ngay cả khi còn đi học và sau khi ra trường tại nhiều đơn vị tuyển dụng trên cả nước. Bạn có thể liên hệ ngay với nhà trường để được hỗ trợ sau khi tham gia lớp học.

Tạm kết

Trên đây là những lý do khiến các ngành học vừa học vừa làm là hot trend chọn nghề 2019 và một số gợi ý về những ngành nghề hot năm 2019 giúp bạn dễ dàng vừa học vừa làm để nhanh chóng vững tay nghề, có thêm thu nhập ngay từ khi còn đi học. Hi vọng với những chia sẻ này bạn sẽ chọn được cho mình hướng đi đúng đắn nhất.


Nguồn bài viết tại Dự báo nghề hot trend 2019: những nghề vừa học vừa làm

Sunday, January 13, 2019

Nghề làm bánh ở Việt Nam: Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Nghề làm bánh ở Việt Nam: Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Nghề làm bánh ở Việt Nam chỉ mới phát triển khoảng 5 năm trở lại đây và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh.

Nghề làm bánh ở Việt Nam chỉ mới phát triển khoảng 5 năm trở lại đây và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, thợ làm bánh là một trong những nghề đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề. Trên cả nước hiện nay có rất nhiều tiệm bánh, cơ sở kinh doanh tuyển dụng thợ bánh, nhưng bạn có biết điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp của nghề làm bánh ở Việt Nam như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Nghề làm bánh ở Việt Nam

Nghề làm bánh ở Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển

Nghề làm bánh – đam mê là yếu tố quan trọng khi theo nghề

Học viên, sinh viên tham gia các khóa học làm bánh sau khi ra trường đều có thể tìm cho mình việc làm phù hợp tại nhiều doanh nghiệp trên cả nước hoặc tự làm chủ mô hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng theo nghề được lâu dài bởi áp lực từ nhiều phía.

Cũng như nghề đầu bếp, nghề làm bánh không chỉ đòi hỏi về sức khỏe, sự khéo léo, tỉ mỉ, kiên nhẫn, có kỹ năng và tay nghề làm bánh mà quan trọng hơn cả là tình yêu, niềm đam mê với nghề. Bởi hơn hết, chỉ có yêu thích thì mới có đủ niềm tin, quyết tâm để học hỏi, vượt qua khó khăn, thử thách.

đam mê khi theo nghề làm bánh

Đam mê là yếu tố quan trọng khi theo nghề làm bánh

Để trở thành chuyên gia làm bánh chuyên nghiệp, con đường mới bước chân vào nghề khá gian nan. Bạn phải bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất như vệ sinh công cụ dụng cụ, chuẩn bị nguyên liệu, dọn dẹp gian bếp,... sau đó mới đến nhân viên bếp bánh, tổ trưởng, quản lý,… Trải qua một quá trình dài học tập, rèn luyện và làm việc bạn mới có đủ niềm tin, tình yêu với nghề và vươn đến vị trí bếp trưởng bếp bánh, chuyên gia làm bánh. Nhiều thợ bánh đã từ bỏ nghề trong những năm đầu tiên bởi áp lực và không vượt qua được khó khăn trong nghề.

Điều kiện làm việc của thợ làm bánh

Tính chất công việc thợ bánh đòi hỏi phải thường xuyên dậy sớm, làm theo ca, làm cuối tuần và đặc biệt là cường độ công việc cực cao mùa cao điểm, dịp lễ tết, các sự kiện lớn,…Vấn đề về sức khỏe do thời gian đứng làm việc nhiều hay mùi thực phẩm đôi khi cũng ảnh hưởng đến các thợ làm bánh. Do đó, không ít thợ bánh bỏ nghề vì thiếu đam mê hoặc không chịu được áp lực khi làm việc trong các môi trường đầy tính cạnh tranh cao.

được đào tạo bài bản

Thợ làm bánh được đào tạo bài bản có nhiều cơ hội việc làm cao

Hiện nay các trung tâm, trường đào tạo làm bánh với thời gian đào tạo ngắn hạn từ 2 – 6 tháng đang là lựa chọn của nhiều học viên muốn theo nghề bánh. Học viên tại đây có môi trường tốt để học tập, thực hành và trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề cơ bản để trở thành thợ làm bánh trong giỏi.

Hơn nữa, học viên ngay từ đầu được định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có lộ trình và nắm vững những khó khăn, áp lực của nghề ngay từ đầu, qua đó đã phần nào định hình đam mê của mình cũng như không còn bỡ ngỡ sau khi đi làm thực tế.

Trong thời buổi hội nhập văn hóa, ẩm thực cùng sự phát triển của ngành du lịch và F&B, nghề làm bánh hiện nay và trong tương lai được dự đoán là một trong những ngành nghề có triển vọng phát triển cực kì cao.

Cơ hội nghề nghiệp nghề làm bánh ở Việt Nam

Ngành du lịch, hệ thống các nhà hàng – khách sạn, khu trung tâm thương mại, tiệm bánh, quán cà phê – bánh,… đang phát triển không ngừng khiến nhân lực thợ làm bánh chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Quan trọng hơn đó là số lượng đầu bếp bánh được đào tạo bài bản và đủ yêu cầu chuyên môn của nhà tuyển dụng còn rất ít. Do đó, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nghề làm bánh dành cho những ai có đủ kỹ năng, bản lĩnh và đam mê với lĩnh vực này.

Để trở thành một thợ làm bánh giỏi, bạn cần trang bị cho mình những yếu tố căn bản như: kiến thức ẩm thực, nắm vững kỹ năng, phương pháp làm các dòng bánh Á, Âu, tính cẩn thẩn, tỉ mỉ, sáng ạo, kỹ năng làm việc nhóm, thái độ tác phong nghiêm túc với nghề,… và đặc biệt là tinh thần quyết tâm, ý chí cầu tiến.

Mở tiệm bánh ngọt cà phê

Mở tiệm bánh ngọt cà phê đang là xu hướng kinh doanh lợi nhuận tốt

Có đủ các yếu tố trên, thợ làm bánh có thể làm việc tại rất nhiều nơi như các thương hiệu tiệm bánh cao cấp trong và ngoài nước, bếp bánh trong nhà hàng – khách sạn từ 3 – 5 sao, các doanh nghiệm chế biến thực phẩm, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bếp, bánh kẹo,… Ngoài ra, bạn còn có thể du học nghề làm bánh, mở tiệm kinh doanh bánh, bán online,… để theo đuổi ước mơ của mình.

Hiện nay mức lương của các vị trí trong nghề làm bánh không hề thấp. Khởi đầu vị trí phụ bếp, nhân viên bếp bánh dao động từ từ 4-8 triệu/tháng, tổ phó, tổ trưởng khoảng 8-12 triệu/tháng, vị trí bếp trưởng bếp bánh có thể từ 20-30 triệu/tháng. Chưa kể các thợ làm bánh còn có thu nhập thêm từ việc bán bánh theo dịp, làm bánh bán online,… Đặc biệt, nếu có vốn, có đam mê kinh doanh bạn hoàn toàn có thể lên chiến lược để mở cho mình một tiệm bánh, quán cà phê – bánh mang thương hiệu riêng.

Với điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp tốt, nghề làm bánh ở Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn về sự thành công trong tương lai. Do đó, nếu bạn yêu thích công việc làm bánh và ẩm thực, hãy nắm bắt lấy cơ hội nghề nghiệp ước mơ của chính bạn. Dạy làm bánh Á Âu (DLBAAu) chúc bạn thành công!


Nguồn bài viết tại Nghề làm bánh ở Việt Nam: Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Monday, January 7, 2019

Nghề làm bánh ở Việt Nam: Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Nghề làm bánh ở Việt Nam: Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Nghề làm bánh ở Việt Nam chỉ mới phát triển khoảng 5 năm trở lại đây và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh.

Nghề làm bánh ở Việt Nam chỉ mới phát triển khoảng 5 năm trở lại đây và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, thợ làm bánh là một trong những nghề đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề. Trên cả nước hiện nay có rất nhiều tiệm bánh, cơ sở kinh doanh tuyển dụng thợ bánh, nhưng bạn có biết điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp của nghề làm bánh ở Việt Nam như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Nghề làm bánh ở Việt Nam

Nghề làm bánh ở Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển

Nghề làm bánh – đam mê là yếu tố quan trọng khi theo nghề

Học viên, sinh viên tham gia các khóa học làm bánh sau khi ra trường đều có thể tìm cho mình việc làm phù hợp tại nhiều doanh nghiệp trên cả nước hoặc tự làm chủ mô hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng theo nghề được lâu dài bởi áp lực từ nhiều phía.

Cũng như nghề đầu bếp, nghề làm bánh không chỉ đòi hỏi về sức khỏe, sự khéo léo, tỉ mỉ, kiên nhẫn, có kỹ năng và tay nghề làm bánh mà quan trọng hơn cả là tình yêu, niềm đam mê với nghề. Bởi hơn hết, chỉ có yêu thích thì mới có đủ niềm tin, quyết tâm để học hỏi, vượt qua khó khăn, thử thách.

đam mê khi theo nghề làm bánh

Đam mê là yếu tố quan trọng khi theo nghề làm bánh

Để trở thành chuyên gia làm bánh chuyên nghiệp, con đường mới bước chân vào nghề khá gian nan. Bạn phải bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất như vệ sinh công cụ dụng cụ, chuẩn bị nguyên liệu, dọn dẹp gian bếp,... sau đó mới đến nhân viên bếp bánh, tổ trưởng, quản lý,… Trải qua một quá trình dài học tập, rèn luyện và làm việc bạn mới có đủ niềm tin, tình yêu với nghề và vươn đến vị trí bếp trưởng bếp bánh, chuyên gia làm bánh. Nhiều thợ bánh đã từ bỏ nghề trong những năm đầu tiên bởi áp lực và không vượt qua được khó khăn trong nghề.

Điều kiện làm việc của thợ làm bánh

Tính chất công việc thợ bánh đòi hỏi phải thường xuyên dậy sớm, làm theo ca, làm cuối tuần và đặc biệt là cường độ công việc cực cao mùa cao điểm, dịp lễ tết, các sự kiện lớn,…Vấn đề về sức khỏe do thời gian đứng làm việc nhiều hay mùi thực phẩm đôi khi cũng ảnh hưởng đến các thợ làm bánh. Do đó, không ít thợ bánh bỏ nghề vì thiếu đam mê hoặc không chịu được áp lực khi làm việc trong các môi trường đầy tính cạnh tranh cao.

được đào tạo bài bản

Thợ làm bánh được đào tạo bài bản có nhiều cơ hội việc làm cao

Hiện nay các trung tâm, trường đào tạo làm bánh với thời gian đào tạo ngắn hạn từ 2 – 6 tháng đang là lựa chọn của nhiều học viên muốn theo nghề bánh. Học viên tại đây có môi trường tốt để học tập, thực hành và trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề cơ bản để trở thành thợ làm bánh trong giỏi.

Hơn nữa, học viên ngay từ đầu được định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có lộ trình và nắm vững những khó khăn, áp lực của nghề ngay từ đầu, qua đó đã phần nào định hình đam mê của mình cũng như không còn bỡ ngỡ sau khi đi làm thực tế.

Trong thời buổi hội nhập văn hóa, ẩm thực cùng sự phát triển của ngành du lịch và F&B, nghề làm bánh hiện nay và trong tương lai được dự đoán là một trong những ngành nghề có triển vọng phát triển cực kì cao.

Cơ hội nghề nghiệp nghề làm bánh ở Việt Nam

Ngành du lịch, hệ thống các nhà hàng – khách sạn, khu trung tâm thương mại, tiệm bánh, quán cà phê – bánh,… đang phát triển không ngừng khiến nhân lực thợ làm bánh chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Quan trọng hơn đó là số lượng đầu bếp bánh được đào tạo bài bản và đủ yêu cầu chuyên môn của nhà tuyển dụng còn rất ít. Do đó, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nghề làm bánh dành cho những ai có đủ kỹ năng, bản lĩnh và đam mê với lĩnh vực này.

Để trở thành một thợ làm bánh giỏi, bạn cần trang bị cho mình những yếu tố căn bản như: kiến thức ẩm thực, nắm vững kỹ năng, phương pháp làm các dòng bánh Á, Âu, tính cẩn thẩn, tỉ mỉ, sáng ạo, kỹ năng làm việc nhóm, thái độ tác phong nghiêm túc với nghề,… và đặc biệt là tinh thần quyết tâm, ý chí cầu tiến.

Mở tiệm bánh ngọt cà phê

Mở tiệm bánh ngọt cà phê đang là xu hướng kinh doanh lợi nhuận tốt

Có đủ các yếu tố trên, thợ làm bánh có thể làm việc tại rất nhiều nơi như các thương hiệu tiệm bánh cao cấp trong và ngoài nước, bếp bánh trong nhà hàng – khách sạn từ 3 – 5 sao, các doanh nghiệm chế biến thực phẩm, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bếp, bánh kẹo,… Ngoài ra, bạn còn có thể du học nghề làm bánh, mở tiệm kinh doanh bánh, bán online,… để theo đuổi ước mơ của mình.

Hiện nay mức lương của các vị trí trong nghề làm bánh không hề thấp. Khởi đầu vị trí phụ bếp, nhân viên bếp bánh dao động từ từ 4-8 triệu/tháng, tổ phó, tổ trưởng khoảng 8-12 triệu/tháng, vị trí bếp trưởng bếp bánh có thể từ 20-30 triệu/tháng. Chưa kể các thợ làm bánh còn có thu nhập thêm từ việc bán bánh theo dịp, làm bánh bán online,… Đặc biệt, nếu có vốn, có đam mê kinh doanh bạn hoàn toàn có thể lên chiến lược để mở cho mình một tiệm bánh, quán cà phê – bánh mang thương hiệu riêng.

Với điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp tốt, nghề làm bánh ở Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn về sự thành công trong tương lai. Do đó, nếu bạn yêu thích công việc làm bánh và ẩm thực, hãy nắm bắt lấy cơ hội nghề nghiệp ước mơ của chính bạn. Dạy làm bánh Á Âu (DLBAAu) chúc bạn thành công!


Nguồn bài viết tại Nghề làm bánh ở Việt Nam: Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

7 Suy nghĩ nhiều người lầm tưởng về nghề làm bánh

7 Suy nghĩ nhiều người lầm tưởng về nghề làm bánh

Nhiều người vẫn hay nghĩ nghề làm bánh là nghề của nữ giới, không có tương lai, khó kiếm việc làm hay không cần đào tạo bài bản cũng có thể trở thành Bếp trưởng,… 

Nhiều người vẫn hay nghĩ nghề làm bánh là nghề của nữ giới, không có tương lai, khó kiếm việc làm hay không cần đào tạo bài bản cũng có thể trở thành Bếp trưởng,… đó là lý do cản bước không ít người có ý định theo đuổi lâu dài với nghề. Tuy nhiên, đây đều là những lầm tưởng mà nhiều người đang nhận định, vậy tại sao những quan điểm này lại lầm tưởng, hãy cùng daylambanh.edu.vn tìm hiểu.

Nghề làm bánh không có tương lai

Nghề làm bánh không có tương lai? có phải như vậy không?

Nghề làm bánh không có tương lai

Người làm bánh chỉ quanh quẩn trong bếp thì làm sao có tương lai. Đó là tư tưởng mà nhiều người nhận định về nghề làm bánh. Tuy nhiên trên thực tế, nghề làm bánh cũng có lộ trình nghề nghiệp và quá trình thăng tiến cụ thể, quan trọng là bạn có cố gắng để đi theo con đường đó hay không. Trong các bếp bánh lớn, lộ trình thăng tiến của thợ làm bánh sẽ bao gồm các cấp bậc sau:

Lộ trình nghề nghiệp

Lộ trình nghề nghiệp và mức lương trong nghề làm bánh

Luôn có một con đường để thăng tiến trong nghề làm bánh, nhưng việc theo đuổi nghề này có tương lai hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực học hỏi, rèn luyện và phấn đấu của chính bản thân bạn. Đối với nghề này, chỉ cần có sự đam mê công việc, yêu nghề và đầu tư thời gian, công sức để phát triển kỹ năng làm bánh của bản thân thì bạn sẽ nhanh chóng thăng tiến cũng như đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn.

Nghề làm bánh khó có thu nhập cao

Nghề làm bánh thu nhập bấp bênh, không ổn định. Thực tế, khi mới đi làm việc tại các tiệm bánh, nhà hàng khách sạn, mức lương cơ bản của một phụ bếp bánh chưa có kinh nghiệm lúc này chỉ khoảng 4 – 6 triệu đồng/ tháng. Khi đã có tay nghề và kinh nghiệm, một đầu bếp bánh, giám sát, tổ trưởng bếp bánh sẽ có mức lương từ 6 – 10 triệu đồng.

Bếp trưởng bếp bánh lương 10 – 15 triệu; Bếp trưởng điều hành trong khách sạn có thể đạt mức lương từ 18 – 40 triệu đồng.Chưa kể, các đầu bếp bánh làm việc chính thức trong các khách sạn ngoài lương cơ bản còn nhận thêm phí tiền tip, thưởng, doanh thu có thể từ 2 – 5 triệu đồng/ tháng.

Thu nhập nghề làm bánh rất hấp dẫn

Thu nhập nghề làm bánh rất hấp dẫn nếu thợ làm bánh có tay nghề và năng lực

Đối với các bếp phó, bếp trưởng có tay nghề còn có thể được mời tham gia các khóa giảng dạy hoặc đào tạo nhân sự trong nghề với thu nhập không nhỏ. Riêng đầu bếp bánh có thời gian có thể tăng thu nhập bằng việc làm bánh tại nhà, bán bánh online hoặc bán bánh theo các mùa trong năm…. Như vậy, rõ ràng một đầu bếp bánh có năng lực, có tay nghề cao thì mức thu nhập mỗi tháng không hề nhỏ và không khó để có thu nhập cao.

Thợ làm bánh không cần biết tiếng Anh

Thợ làm bánh trong các tiệm bánh nhỏ, mở cửa hàng của riêng mình có thể không cần biết tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn đi làm việc, đặc biệt là trong các nhà hàng khách sạn cao cấp thì tiếng Anh là một lợi thế rất lớn để bạn nhanh chóng thăng tiến trong nghề, được ưu tiên các công việc tốt hơn và mức lương cũng hấp dẫn hơn so với những người không biết tiếng Anh..

Biết tiếng Anh sẽ giúp bạn nhớ công thức các món bánh Âu nhanh hơn, giao tiếp được với khách hàng nước ngoài, biết tra cứu, đọc tài liệu và cập nhập kiến thức mới cho bản thân. Đặc biệt, bạn cũng sẽ được cử tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ của các đầu bếp bánh nổi tiếng hướng dẫn,… Như vậy, tiếng Anh rõ ràng là một kỹ năng quan trọng mà các đầu bếp bánh cần có khi đi làm việc.

Nghề làm bánh chỉ dành cho nữ giới

Nhiều người vẫn có quan niệm việc bếp núc là của phụ nữ, do đó nghề làm bánh cũng dành cho phụ nữ. Công việc làm bánh cần đòi hỏi sự tinh tế, cẩn thận và tỉ mỉ nên có thể không phù hợp với nam giới. Tuy nhiên suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Bởi thực tế, cả nam lẫn nữ đều có thể theo nghề làm bánh, thậm chí hiện nay số lượng nam giới làm bánh trong các nhà hàng còn có phần áp đảo.

Cả nam và nữ đều có thể theo nghề

Cả nam và nữ đều có thể theo nghề làm bánh

Nam giới có lợi thế về sức khỏe, cần mẫn, chịu khó,… những yếu tố cần có để trở thành bếp trưởng bếp bánh. Do đó, dù nam nay nữ đều có thể theo nghề nếu bạn đủ đam mê và niềm yêu thích.

Không cần đào tạo cũng có thể trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp

Chỉ cần học tập ở nhà, biết công thức làm bánh là có thể trở thành thợ bánh chuyên nghiệp, không cần phải qua trường lớp. Đây cũng là một quan niệm sai lầm nhiều người lầm tưởng. Thực tế, để trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp bạn cần có một nền tảng kiến thức và kỹ năng làm bánh vững chắc. Những kỹ năng này không phải chỉ học tại nhà là có thể nắm hết.

Yêu cầu công việc, thành phẩm ở mỗi nơi làm việc đều khác nhau. Đôi khi, nếu không áp dụng đúng kỹ thuật bạn sẽ làm nên một mẻ bánh hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn của các nhà hàng khách sạn lớn. Do đó, việc được học tập, đào tạo qua trường lớp bài bản, kinh nghiệm từ các bếp trưởng, chuyên gia làm bánh là điều cực kỳ cần thiết, là giai đoạn không thể bỏ qua trong quá trình theo đuổi ước mơ trở thành thợ bánh chuyên nghiệp.

Chỉ cần đi học qua trường lớp là được làm bếp trưởng ngay

Chỉ làm bánh giỏi thôi chưa đủ, để trở thành một Bếp trưởng bếp bánh bạn còn phải làm tốt vai trò điều hành trong toàn bộ gian bếp của nhà hàng – khách sạn như kỹ năng quản lý nhân sự, điều hành công việc hợp lý, có kỹ năng đào tạo nhân viên,…Con đường trở thành một Bếp trưởng là một hành trình đẩy gian nan và cố gắng mà các những ai theo nghề phải thực sự kiên trì và nỗ lực mới đạt được.

Phụ bếp là vị trí bắt đầu

Phụ bếp là vị trí bắt đầu trong lộ trình phát triển nghề nghiệp của nghề làm bánh

Do đó, đừng lầm tưởng sau một khóa học làm bánh bạn có thể đảm đương ngay vị trí bếp trưởng với mức lương hấp dẫn. Kỹ năng và những điều bạn được đào tạo sẽ là nền tảng đầu tiên giúp bạn dễ xin việc làm hơn, có thể đáp ứng một số tiêu chí của nhà tuyển dụng cho các vị trí bắt đầu như phụ bếp, đầu bếp,… Nếu cố gắng học hỏi thêm, thành thạo các kỹ năng làm bánh và thể hiện thái độ làm việc tốt, bạn sẽ sớm được giao đảm nhận các vị trí việc làm với chế độ đãi ngộ và thu nhập tốt hơn.

Hy vọng với bài viết 7 suy nghĩ nhiều người lầm tưởng về nghề làm bánh trên, bạn có thể định hình lại cho mình suy nghĩ riêng về nghề làm bánh. Nếu bạn muốn chọn nghề làm bánh để bắt đầu ước mơ của mình. Tại sao không tham gia các khóa học làm bánh chuyên nghiệp của daylambanh.edu.vn?


Nguồn bài viết tại 7 Suy nghĩ nhiều người lầm tưởng về nghề làm bánh

Thursday, January 3, 2019

Tâm sự nghề làm bánh: Đằng sau những chiếc bánh – Những câu chuyện chưa kể

Tâm sự nghề làm bánh: Đằng sau những chiếc bánh – Những câu chuyện chưa kể

Nghề làm bánh ấy mà, mới nghe qua thì tưởng tượng thật đơn giản, chỉ trộn bột, nhào bánh rồi đem nướng là xong. 

Nghề làm bánh ấy mà, mới nghe qua thì tưởng tượng thật đơn giản, chỉ trộn bột, nhào bánh rồi đem nướng là xong. Thế nhưng, có những câu chuyện chỉ những ai đã và đang theo nghề mới thấm hết. Đằng sau những chiếc bánh thơm ngon là muôn vàn câu chuyện vui, buồn đan xen của người thợ làm bánh.

Nếu đã lỡ yêu nghề làm bánh và quyết theo con đường bơ, đường, bột, sữa. Hãy giữ quyết tâm, kiên trì để vượt qua và theo đuổi đam mê của mình các bạn nhé!

Là bàn tay chai sạn của người thợ làm bánh

bàn tay chai sạn

Tay con gái người ta mềm mại, dịu dàng đến bao nhiêu thì tay mấy cô thợ làm bánh lại thô ráp, sần sùi bấy nhiêu.

Người ngoài không biết, cứ nghĩ làm bánh là công việc nhẹ nhàng, không tốn sức lực bao nhiêu. Thế nhưng, ai trong nghề rồi mới biết được.

Nếu nấu một món ăn chỉ cần 30 phút đến vài tiếng là xong thì để làm một món bánh có khi mất hơn 1 buổi, thậm chí là cả ngày, vài ngày mới hoàn thành. Đâu phải chỉ trộn bột, khuấy khuấy rồi đem nướng là xong.

Làm bánh rất khó, chỉ cần sai lệch một vài thứ trong công thức thôi là có thể hỏng luôn 1 mẻ bánh và phải làm lại từ đầu. Vì vậy mà từ khâu cân đo đong đếm người thợ phải cực kỳ cẩn thận từng li từng tí một, chưa kể đến công đoạn trộn bột, nhồi bột, ủ lần 1 rồi lại ủ lần 2, lần 3. Tiếp đó lại tạo hình rồi mới đem đi nướng. Nướng xong thì đến công đoạn trang trí mới hoàn thành.

Làm ở tiệm bánh nhỏ, 1 ngày nhào, trộn ít nhất cũng vài chục ký bột, còn tiệm bánh lớn hay nhà hàng cao cấp có khi nhào cả trăm ký bột. Tưởng nhẹ nhàng, nhưng bao nhiêu đó thôi khiến bàn tay của các cô, các anh mỏi nhừ, đau nhức.

Nếu yêu một cô gái là thợ làm bánh, các anh hãy trân trọng đôi tay của cô ấy nhé. Dù có thô ráp, khô cằn nhưng đó là bàn tay chịu khó và đầy nhiệt huyết của cô ấy. Nhờ bàn tay đó mà bao nhiêu món bánh thơm ngon ra đời, nhờ bàn tay đó mà cô ấy có thể tự lập với chính niềm đam mê của mình.

Là đôi chân mỏi nhừ vì đứng 8 -9 tiếng làm việc mỗi ngày

Là đôi chân mỏi nhừ

Đâu chỉ có làm đầu bếp mới phải đứng làm việc nhiều, nghề làm bánh cũng vậy các bạn ạ. Một ngày cũng làm 8-9 tiếng, ngoài 45–60 phút được nghỉ để ăn trưa ra thì toàn bộ thời gian phải đứng hết, mà đứng hoài rồi cũng sẽ quen, giờ lại thấy bình thường.

Thời gian đầu mới đi làm chưa quen, đau chân, đau lưng mỏi nhừ hết người. Đôi lúc cảm giác như chân mình muốn “rụng” ra. Cực vậy mà vì yêu nghề nên cố gắng chịu đựng, quen rồi thì giờ có đứng cả ngày cũng không cảm thấy mệt nữa.

Các bạn mới đi làm, nếu được thì thì cứ mạnh dạn xin quản lý khoảng 3 – 4 tiếng xin phép nghỉ 5 – 10 phút, uống một cốc nước, vận động toàn thân nhẹ, cần ngồi thì cầm theo một cái gối nhỏ lót rồi ngồi bệt trên nền nhà. Phương pháp này còn gọi là Pomodoro sẽ giúp các bạn giảm căng thẳng mệt mỏi và giảm bệnh nghề nghiệp đấy.

Là cảm giác tủi thân và chạnh lòng mỗi dịp Lễ, Tết

Là cảm giác tủi thân

Làm việc trong nhà hàng khách sạn lớn thì lễ lộc của các đầu bếp bánh cũng giống các anh đầu bếp. Cũng phải tăng ca, đi sớm về trễ, có khi làm liên tục từ sáng đến tận khuya mà vẫn không hết việc.

Ngày lễ ấy mà, ai có người yêu thì xác định là bị người yêu giận hờn đủ kiểu. Còn ai chưa có người yêu thì cũng không khỏi tủi thân và chạnh lòng khi thấy các đôi tình nhân hạnh phúc, đi ăn uống bên nhau còn mình thì bận tối tăm mặt mũi, người lấm lem hết bột đường. Đi làm đến nửa đêm mới về tới nhà, muốn nói chuyện với ai cũng khó, lâu dần thành quen, chai sạn luôn cảm xúc.

Nhiều người nghĩ con gái làm nghề bánh thì nhiều anh theo đuổi, đảm đang tháo vát thế cơ mà. Nhưng sự thật thì không phải ai cũng hiểu.

Là dù vất vả nhưng vẫn rất yêu nghề

yêu nghề

Mình từng đi làm trong một lò bánh mì, lò nhỏ nên chỉ có mình và một người nữa làm, từ công việc lớn nhỏ như trộn bột, nhào, đánh trứng rồi vệ sinh dụng cụ,… đều phải làm hết. Hằng ngày phải đi làm sớm, làm tới khuya vẫn không hết việc. Trưa nào rảnh thì ngủ được 1 tí.

Làm chưa đầy 1 tháng mà vòng eo của mình thon mơ ước luôn. Tối lúc nào cũng đi ngủ khuya, có khi đang nằm mở điện thoại ra coi trong ngày có ai nhắn tin hay gì không nhưng chưa kịp coi thì ngủ quên mất rồi.

Cực nhưng mình vẫn thích bạn à, vì sở thích và cả ước mơ nuôi dưỡng từ bé đến lớn nhưng cuối cùng cũng không trụ được nên mình quay lại công việc công sở. Làm được 2 tháng thì nhớ nghề quá nên mình vừa làm vừa ở nhà bán bánh online.

Thời gian đầu chưa có nhiều khách mà làm bánh thì mất nhiều thời gian, vừa đi làm vừa về nhà làm bánh rất mệt. Nhưng cứ ngưng vài ngày lại nhớ mùi bơ bột, thế là cứ xắn tay mày mò làm bánh này bánh kia. Kiên trì nên giờ mình cũng có lượng khách ổn định, bạn bè, đồng nghiệp có sinh nhật, tiệc là đặt mình làm hết.

Mình đang cố gắng tích góp để mở một tiệm bánh nhỏ để tập trung luôn. Tuy mệt nhưng nghĩ lại mình không cảm thấy hối tiếc, làm việc mà bản thân mình yêu thích thì sẽ luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn là làm công việc nhàm chán các bạn ạ.

Là hạnh phúc ngập tràn khi những chiếc bánh ra lò

hạnh phúc ngập tràn

Công việc gì thì mục đích cũng là để kiếm tiền, trang trải cuộc sống. Nhưng vui nhất là làm việc mà mình thích. Dù mệt đến mấy nhưng khi nhìn những chiếc bánh ra lò thơm phưng phức thì bao nhiêu mệt mỏi, tủi hờn trước đó cũng tan biết hết.

Vui nhất là khi được khách khen bánh ngon, bánh đẹp và trầm trồ ngưỡng mộ những chiếc bánh do mình làm ra. Hơn cả, những chiếc bánh ấy không chỉ mang lại niềm vui cho người mua, người thưởng thức, người được tặng mà những người thợ làm bánh cũng cảm thấy hạnh phúc vô cùng!

Nghề nào cũng có những khó khăn, thử thách và nghề làm bánh cũng vậy. Nếu đã yêu, đã theo nghề thì hãy giữ quyết tâm, kiên trì để vượt qua khó khăn ban đầu đó, chắc chắn bạn sẽ gặt được quả ngọt. Cũng như cha ông ta từng nói, phải có “đắng” có trải qua khó khăn thì mới gặt được “ngọt bùi”.

Chúc cho những ai đã, đang có niềm đam mê với bếp bánh có thêm động lực để cố gắng thực hiện đam mê của mình bên những chiếc bánh ngọt ngào nhé! Đừng quen thường xuyên theo dõi Dạy Làm Bánh Á Âu (dlbaau) để cập nhật cho mình những kiến thức hay hoặc những câu chuyện đồng cảm của những người đã và đang theo nghề làm bánh nhé.


Nguồn bài viết tại Tâm sự nghề làm bánh: Đằng sau những chiếc bánh – Những câu chuyện chưa kể

Wednesday, January 2, 2019

7 Suy nghĩ nhiều người lầm tưởng về nghề làm bánh

7 Suy nghĩ nhiều người lầm tưởng về nghề làm bánh

Nhiều người vẫn hay nghĩ nghề làm bánh là nghề của nữ giới, không có tương lai, khó kiếm việc làm hay không cần đào tạo bài bản cũng có thể trở thành Bếp trưởng,… 

Nhiều người vẫn hay nghĩ nghề làm bánh là nghề của nữ giới, không có tương lai, khó kiếm việc làm hay không cần đào tạo bài bản cũng có thể trở thành Bếp trưởng,… đó là lý do cản bước không ít người có ý định theo đuổi lâu dài với nghề. Tuy nhiên, đây đều là những lầm tưởng mà nhiều người đang nhận định, vậy tại sao những quan điểm này lại lầm tưởng, hãy cùng daylambanh.edu.vn tìm hiểu.

Nghề làm bánh không có tương lai

Nghề làm bánh không có tương lai? có phải như vậy không?

Nghề làm bánh không có tương lai

Người làm bánh chỉ quanh quẩn trong bếp thì làm sao có tương lai. Đó là tư tưởng mà nhiều người nhận định về nghề làm bánh. Tuy nhiên trên thực tế, nghề làm bánh cũng có lộ trình nghề nghiệp và quá trình thăng tiến cụ thể, quan trọng là bạn có cố gắng để đi theo con đường đó hay không. Trong các bếp bánh lớn, lộ trình thăng tiến của thợ làm bánh sẽ bao gồm các cấp bậc sau:

Lộ trình nghề nghiệp

Lộ trình nghề nghiệp và mức lương trong nghề làm bánh

Luôn có một con đường để thăng tiến trong nghề làm bánh, nhưng việc theo đuổi nghề này có tương lai hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực học hỏi, rèn luyện và phấn đấu của chính bản thân bạn. Đối với nghề này, chỉ cần có sự đam mê công việc, yêu nghề và đầu tư thời gian, công sức để phát triển kỹ năng làm bánh của bản thân thì bạn sẽ nhanh chóng thăng tiến cũng như đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn.

Nghề làm bánh khó có thu nhập cao

Nghề làm bánh thu nhập bấp bênh, không ổn định. Thực tế, khi mới đi làm việc tại các tiệm bánh, nhà hàng khách sạn, mức lương cơ bản của một phụ bếp bánh chưa có kinh nghiệm lúc này chỉ khoảng 4 – 6 triệu đồng/ tháng. Khi đã có tay nghề và kinh nghiệm, một đầu bếp bánh, giám sát, tổ trưởng bếp bánh sẽ có mức lương từ 6 – 10 triệu đồng.

Bếp trưởng bếp bánh lương 10 – 15 triệu; Bếp trưởng điều hành trong khách sạn có thể đạt mức lương từ 18 – 40 triệu đồng.Chưa kể, các đầu bếp bánh làm việc chính thức trong các khách sạn ngoài lương cơ bản còn nhận thêm phí tiền tip, thưởng, doanh thu có thể từ 2 – 5 triệu đồng/ tháng.

Thu nhập nghề làm bánh rất hấp dẫn

Thu nhập nghề làm bánh rất hấp dẫn nếu thợ làm bánh có tay nghề và năng lực

Đối với các bếp phó, bếp trưởng có tay nghề còn có thể được mời tham gia các khóa giảng dạy hoặc đào tạo nhân sự trong nghề với thu nhập không nhỏ. Riêng đầu bếp bánh có thời gian có thể tăng thu nhập bằng việc làm bánh tại nhà, bán bánh online hoặc bán bánh theo các mùa trong năm…. Như vậy, rõ ràng một đầu bếp bánh có năng lực, có tay nghề cao thì mức thu nhập mỗi tháng không hề nhỏ và không khó để có thu nhập cao.

Thợ làm bánh không cần biết tiếng Anh

Thợ làm bánh trong các tiệm bánh nhỏ, mở cửa hàng của riêng mình có thể không cần biết tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn đi làm việc, đặc biệt là trong các nhà hàng khách sạn cao cấp thì tiếng Anh là một lợi thế rất lớn để bạn nhanh chóng thăng tiến trong nghề, được ưu tiên các công việc tốt hơn và mức lương cũng hấp dẫn hơn so với những người không biết tiếng Anh..

Biết tiếng Anh sẽ giúp bạn nhớ công thức các món bánh Âu nhanh hơn, giao tiếp được với khách hàng nước ngoài, biết tra cứu, đọc tài liệu và cập nhập kiến thức mới cho bản thân. Đặc biệt, bạn cũng sẽ được cử tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ của các đầu bếp bánh nổi tiếng hướng dẫn,… Như vậy, tiếng Anh rõ ràng là một kỹ năng quan trọng mà các đầu bếp bánh cần có khi đi làm việc.

Nghề làm bánh chỉ dành cho nữ giới

Nhiều người vẫn có quan niệm việc bếp núc là của phụ nữ, do đó nghề làm bánh cũng dành cho phụ nữ. Công việc làm bánh cần đòi hỏi sự tinh tế, cẩn thận và tỉ mỉ nên có thể không phù hợp với nam giới. Tuy nhiên suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Bởi thực tế, cả nam lẫn nữ đều có thể theo nghề làm bánh, thậm chí hiện nay số lượng nam giới làm bánh trong các nhà hàng còn có phần áp đảo.

Cả nam và nữ đều có thể theo nghề

Cả nam và nữ đều có thể theo nghề làm bánh

Nam giới có lợi thế về sức khỏe, cần mẫn, chịu khó,… những yếu tố cần có để trở thành bếp trưởng bếp bánh. Do đó, dù nam nay nữ đều có thể theo nghề nếu bạn đủ đam mê và niềm yêu thích.

Không cần đào tạo cũng có thể trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp

Chỉ cần học tập ở nhà, biết công thức làm bánh là có thể trở thành thợ bánh chuyên nghiệp, không cần phải qua trường lớp. Đây cũng là một quan niệm sai lầm nhiều người lầm tưởng. Thực tế, để trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp bạn cần có một nền tảng kiến thức và kỹ năng làm bánh vững chắc. Những kỹ năng này không phải chỉ học tại nhà là có thể nắm hết.

Yêu cầu công việc, thành phẩm ở mỗi nơi làm việc đều khác nhau. Đôi khi, nếu không áp dụng đúng kỹ thuật bạn sẽ làm nên một mẻ bánh hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn của các nhà hàng khách sạn lớn. Do đó, việc được học tập, đào tạo qua trường lớp bài bản, kinh nghiệm từ các bếp trưởng, chuyên gia làm bánh là điều cực kỳ cần thiết, là giai đoạn không thể bỏ qua trong quá trình theo đuổi ước mơ trở thành thợ bánh chuyên nghiệp.

Chỉ cần đi học qua trường lớp là được làm bếp trưởng ngay

Chỉ làm bánh giỏi thôi chưa đủ, để trở thành một Bếp trưởng bếp bánh bạn còn phải làm tốt vai trò điều hành trong toàn bộ gian bếp của nhà hàng – khách sạn như kỹ năng quản lý nhân sự, điều hành công việc hợp lý, có kỹ năng đào tạo nhân viên,…Con đường trở thành một Bếp trưởng là một hành trình đẩy gian nan và cố gắng mà các những ai theo nghề phải thực sự kiên trì và nỗ lực mới đạt được.

Phụ bếp là vị trí bắt đầu

Phụ bếp là vị trí bắt đầu trong lộ trình phát triển nghề nghiệp của nghề làm bánh

Do đó, đừng làm tưởng sau một khóa học làm bánh bạn có thể đảm đương ngay vị trí bếp trưởng với mức lương hấp dẫn. Kỹ năng và những điều bạn được đào tạo sẽ là nền tảng đầu tiên giúp bạn dễ xin việc làm hơn, có thể đáp ứng một số tiêu chí của nhà tuyển dụng cho các vị trí bắt đầu như phụ bếp, đầu bếp,… Nếu cố gắng học hỏi thêm, thành thạo các kỹ năng làm bánh và thể hiện thái độ làm việc tốt, bạn sẽ sớm được giao đảm nhận các vị trí việc làm với chế độ đãi ngộ và thu nhập tốt hơn.

Hy vọng với bài viết 7 suy nghĩ nhiều người lầm tưởng về nghề làm bánh trên, bạn có thể định hình lại cho mình suy nghĩ riêng về nghề làm bánh. Nếu bạn muốn chọn nghề làm bánh để bắt đầu ước mơ của mình. Tại sao không tham gia các khóa học làm bánh chuyên nghiệp của daylambanh.edu.vn?


Nguồn bài viết tại 7 Suy nghĩ nhiều người lầm tưởng về nghề làm bánh