Monday, January 7, 2019

Nghề làm bánh ở Việt Nam: Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Nghề làm bánh ở Việt Nam: Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Nghề làm bánh ở Việt Nam chỉ mới phát triển khoảng 5 năm trở lại đây và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh.

Nghề làm bánh ở Việt Nam chỉ mới phát triển khoảng 5 năm trở lại đây và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, thợ làm bánh là một trong những nghề đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề. Trên cả nước hiện nay có rất nhiều tiệm bánh, cơ sở kinh doanh tuyển dụng thợ bánh, nhưng bạn có biết điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp của nghề làm bánh ở Việt Nam như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Nghề làm bánh ở Việt Nam

Nghề làm bánh ở Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển

Nghề làm bánh – đam mê là yếu tố quan trọng khi theo nghề

Học viên, sinh viên tham gia các khóa học làm bánh sau khi ra trường đều có thể tìm cho mình việc làm phù hợp tại nhiều doanh nghiệp trên cả nước hoặc tự làm chủ mô hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng theo nghề được lâu dài bởi áp lực từ nhiều phía.

Cũng như nghề đầu bếp, nghề làm bánh không chỉ đòi hỏi về sức khỏe, sự khéo léo, tỉ mỉ, kiên nhẫn, có kỹ năng và tay nghề làm bánh mà quan trọng hơn cả là tình yêu, niềm đam mê với nghề. Bởi hơn hết, chỉ có yêu thích thì mới có đủ niềm tin, quyết tâm để học hỏi, vượt qua khó khăn, thử thách.

đam mê khi theo nghề làm bánh

Đam mê là yếu tố quan trọng khi theo nghề làm bánh

Để trở thành chuyên gia làm bánh chuyên nghiệp, con đường mới bước chân vào nghề khá gian nan. Bạn phải bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất như vệ sinh công cụ dụng cụ, chuẩn bị nguyên liệu, dọn dẹp gian bếp,... sau đó mới đến nhân viên bếp bánh, tổ trưởng, quản lý,… Trải qua một quá trình dài học tập, rèn luyện và làm việc bạn mới có đủ niềm tin, tình yêu với nghề và vươn đến vị trí bếp trưởng bếp bánh, chuyên gia làm bánh. Nhiều thợ bánh đã từ bỏ nghề trong những năm đầu tiên bởi áp lực và không vượt qua được khó khăn trong nghề.

Điều kiện làm việc của thợ làm bánh

Tính chất công việc thợ bánh đòi hỏi phải thường xuyên dậy sớm, làm theo ca, làm cuối tuần và đặc biệt là cường độ công việc cực cao mùa cao điểm, dịp lễ tết, các sự kiện lớn,…Vấn đề về sức khỏe do thời gian đứng làm việc nhiều hay mùi thực phẩm đôi khi cũng ảnh hưởng đến các thợ làm bánh. Do đó, không ít thợ bánh bỏ nghề vì thiếu đam mê hoặc không chịu được áp lực khi làm việc trong các môi trường đầy tính cạnh tranh cao.

được đào tạo bài bản

Thợ làm bánh được đào tạo bài bản có nhiều cơ hội việc làm cao

Hiện nay các trung tâm, trường đào tạo làm bánh với thời gian đào tạo ngắn hạn từ 2 – 6 tháng đang là lựa chọn của nhiều học viên muốn theo nghề bánh. Học viên tại đây có môi trường tốt để học tập, thực hành và trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề cơ bản để trở thành thợ làm bánh trong giỏi.

Hơn nữa, học viên ngay từ đầu được định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có lộ trình và nắm vững những khó khăn, áp lực của nghề ngay từ đầu, qua đó đã phần nào định hình đam mê của mình cũng như không còn bỡ ngỡ sau khi đi làm thực tế.

Trong thời buổi hội nhập văn hóa, ẩm thực cùng sự phát triển của ngành du lịch và F&B, nghề làm bánh hiện nay và trong tương lai được dự đoán là một trong những ngành nghề có triển vọng phát triển cực kì cao.

Cơ hội nghề nghiệp nghề làm bánh ở Việt Nam

Ngành du lịch, hệ thống các nhà hàng – khách sạn, khu trung tâm thương mại, tiệm bánh, quán cà phê – bánh,… đang phát triển không ngừng khiến nhân lực thợ làm bánh chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Quan trọng hơn đó là số lượng đầu bếp bánh được đào tạo bài bản và đủ yêu cầu chuyên môn của nhà tuyển dụng còn rất ít. Do đó, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nghề làm bánh dành cho những ai có đủ kỹ năng, bản lĩnh và đam mê với lĩnh vực này.

Để trở thành một thợ làm bánh giỏi, bạn cần trang bị cho mình những yếu tố căn bản như: kiến thức ẩm thực, nắm vững kỹ năng, phương pháp làm các dòng bánh Á, Âu, tính cẩn thẩn, tỉ mỉ, sáng ạo, kỹ năng làm việc nhóm, thái độ tác phong nghiêm túc với nghề,… và đặc biệt là tinh thần quyết tâm, ý chí cầu tiến.

Mở tiệm bánh ngọt cà phê

Mở tiệm bánh ngọt cà phê đang là xu hướng kinh doanh lợi nhuận tốt

Có đủ các yếu tố trên, thợ làm bánh có thể làm việc tại rất nhiều nơi như các thương hiệu tiệm bánh cao cấp trong và ngoài nước, bếp bánh trong nhà hàng – khách sạn từ 3 – 5 sao, các doanh nghiệm chế biến thực phẩm, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bếp, bánh kẹo,… Ngoài ra, bạn còn có thể du học nghề làm bánh, mở tiệm kinh doanh bánh, bán online,… để theo đuổi ước mơ của mình.

Hiện nay mức lương của các vị trí trong nghề làm bánh không hề thấp. Khởi đầu vị trí phụ bếp, nhân viên bếp bánh dao động từ từ 4-8 triệu/tháng, tổ phó, tổ trưởng khoảng 8-12 triệu/tháng, vị trí bếp trưởng bếp bánh có thể từ 20-30 triệu/tháng. Chưa kể các thợ làm bánh còn có thu nhập thêm từ việc bán bánh theo dịp, làm bánh bán online,… Đặc biệt, nếu có vốn, có đam mê kinh doanh bạn hoàn toàn có thể lên chiến lược để mở cho mình một tiệm bánh, quán cà phê – bánh mang thương hiệu riêng.

Với điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp tốt, nghề làm bánh ở Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn về sự thành công trong tương lai. Do đó, nếu bạn yêu thích công việc làm bánh và ẩm thực, hãy nắm bắt lấy cơ hội nghề nghiệp ước mơ của chính bạn. Dạy làm bánh Á Âu (DLBAAu) chúc bạn thành công!


Nguồn bài viết tại Nghề làm bánh ở Việt Nam: Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

0 comments:

Post a Comment