• ...

    ...
  • ...

    ...

Friday, April 26, 2019

Whole grain là gì? Những điều cần biết về giá trị của whole grain

Whole grain là gì? Những điều cần biết về giá trị của whole grain

Trong các chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân hay ăn kiêng thì Whole grain là một khái niệm được nhắc đến thường xuyên. Whole grain là gì? Công dụng của loại thực phẩm này như thế nào? Tại sao nhiều người thường xuyên sử dụng Whole grain trong bữa ăn của mình? Hãy cũng tìm hiểu qua  bài viết dưới đây.

Trong các chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân hay ăn kiêng thì Whole grain là một khái niệm được nhắc đến thường xuyên. Whole grain là gì? Công dụng của loại thực phẩm này như thế nào? Tại sao nhiều người thường xuyên sử dụng Whole grain trong bữa ăn của mình? Hãy cũng Dạy Làm bánh Á Âu (DLBAAu) tìm hiểu qua  bài viết dưới đây.

Whole grain được biết đến từ thời xa xưa và được xem là một loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày. Whole grain có giá trị dinh dưỡng cao nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến điều này. Khi ăn Whole grain từ 3 bữa trở lên trong một ngày, bạn có thể giảm được đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch và bệnh tiểu đường. Vậy Whole grain là gì?

whole grain là gì

Whole grain là gì? (Ảnh: Internet)

Whole Grain Là Gì? Cấu tạo của Whole grain

Hiểu một cách đơn giản nhất, Whole grain chính là ngũ cốc nguyên hạt hay còn được gọi là ngũ cốc nguyên cám hoặc ngũ cốc toàn phần. Những loại ngũ cốc này chỉ loại bỏ lớp trấu bên ngoài nên sẽ giữ lại hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong từng loại hạt ngũ cốc mà những loại hạt sơ chế khác không thể nào có được.

Whole grain có cấu tạo gồm 3 phần chính là cám, nội nhũ và phôi. Mỗi phần của Whole grain đều có giá trị riêng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

•    Cám: Lớp vỏ bao quanh hạt ngũ cốc chính là cám, chúng có nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người.

•    Nội nhũ: Là thành phần chính của hạt ngũ cốc, chứa nhiều tinh bột, khoáng chất, protein và một số loại vitamin khác.

•    Phôi: Phần lõi trong cùng của hạt ngũ cốc chính là phôi. Phôi là thành phần giàu chất dinh dưỡng nhất trong hạt với các vitamin B1, E, D1, B5… cùng hợp chất chống oxy hóa và các chất béo có lợi cho người sử dụng.

Như vật có thể thấy Whole grainn là loại hạt cực kỳ tốt cho sức khỏe vá là thực phẩm cần thiết  đối với con người.

Phân loại Whole Grain

Whole grain được phân thành nhiều chủng loại khác nhau, bao gồm

•    Các loại đậu: đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ…

•    Lúa mì nghiền thô, kiều mạch, lúa mạch và lúa mạch đen nguyên hạt.

•    Cách loại bắp: bắp rang, bắp nguyên hạt…

•    Hạt kê, yến mạch nguyên hạt, vững đen, hạt Quinoa

hạt kê

Hạt kê là một trong những loại hạt thuộc Whole grain (Ảnh: Internet)

Những công dụng của Whole Grain mà bạn nên biết

Vì Whole grain chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp người dùng phòng tránh bệnh ung thư, tim mạch và đường ruột rất tốt. Cụ thể như sau:

Hỗ trợ tiêu hóa: Whole grain giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống táo bón, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, loại thực phẩm này rất thích hợp với người đang trong thời gian ăn kiêng hoặc giảm cân vì Whole grain làm giảm quá trình hấp thụ tinh bột, giảm cảm giác thèm ăn.

Phòng chống bệnh tim mạch: Người sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho các loại ngũ cốc thông thường sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch thấp hơn những người khác. Chất xơ tan và các loại beta glucan trong Whole grain giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu hiệu quả, mang lại hệ thống tim mạch khỏe mạnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và giảm khả năng mắc bệnh ung thư: Nếu có một chế độ ăn uống hợp lý,  ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt và còn làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư nguy hiểm.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, Whole grain cực kỳ có ích và tốt cho thai nhi, giúp ngăn ngừa khuyết tật và là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh hơn.

ngũ cốc nguyên hạt

Ăn ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp cở thể khỏe mạnh hơn (Ảnh: Internet)

Hướng dẫn kết hợp Whole grain vào bữa ăn hằng ngày tốt cho sức khỏe

Nhiều chuyên gia khuyên rằng nên thay gạo trắng bằng wild rice, gạo Indian hoặc gạo lứt Hàn Quốc để cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể và cũng dễ ăn hơn. Trong bữa sáng, ăn cereal whole grains có chất cám (bran flakes) hoặc oatmeal sẽ vừa giảm cholesterol vừa có nhiều chất sợi chống ung thư ruột. Riêng đối với những bạn thích ăn bánh mì thì nên hạn chế ăn bánh mì nướng mà nên chọn ăn những loại được làm từ whole grains hoặc bánh mì ngọt có chứa chất cám bran muffins.

Ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể kết hợp với các món súp, salad hoặc món hầm để các món ăn thêm bổ dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm vụn bánh mì whole grains hoặc gạo lứt thay cho thịt bằm hay dùng yến mạch thay cho vụn bánh mì cũng được.

Những loại ngũ cốc đã qua sơ chế mà chúng ta đang sử dụng luôn tìm ẩn các nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm về tim mach, huyết áp và tiểu đường, vì vậy, bạn hãy cố gắng thay đổi thói quen, sử dụng whole grain để thay thế. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được whole grain là gì cũng như giá trị của loại thực phẩm này và có thêm kiến thức để giúp cuộc sống của mình trở nên lành mạnh hơn.


Nguồn bài viết tại Whole grain là gì? Những điều cần biết về giá trị của whole grain

Wednesday, April 24, 2019

Đổi mới quy chế thi THPT quốc gia 2019: Học nghề được cộng điểm

Đổi mới quy chế thi THPT quốc gia 2019: Học nghề được cộng điểm

Kỳ thi THPT đang đến gần, ngoài các môn thi thì những thông tin mới nhất trong quy chế thi THPT quốc gia 2019 mới vừa ban hành của Bộ GD – ĐT thu hút sự quan tâm lớn của các sỹ tử và các bậc phụ huynh. Những đổi mới của kỳ thi năm nay đều đã được bộ GD – ĐT công bố, trong đó quy định học nghề được công điểm là một trong những điểm đáng chú ý nhất.

Kỳ thi THPT đang đến gần, ngoài các môn thi thì những thông tin mới nhất trong quy chế thi THPT quốc gia 2019 mới vừa ban hành của Bộ GD – ĐT thu hút sự quan tâm lớn của các sỹ tử và các bậc phụ huynh. Những đổi mới của kỳ thi năm nay đều đã được bộ GD – ĐT công bố, trong đó quy định học nghề được công điểm là một trong những điểm đáng chú ý nhất.

đổi mới trong quy chế thi

Những đổi mới trong quy chế thi được nhiều bạn học sinh quan tâm (Ảnh: Internet)

Học sinh học nghề sẽ được công điểm

Theo quy chế mới ban hành thì học sinh THPT và học viên Giáo dục thường xuyên (GDTX) trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX đồng thời tham gia chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp được cấp từ sở GD – ĐT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục dạy nghề cấp trong thời gian học THPT sẽ được cộng điểm khuyến khích. Cụ thể như sau:

•    Học sinh, học viên có bằng trung cấp loại xuất sắc hoặc giỏi, bằng chứng nhận nghề loại giỏi sẽ được cộng 2 điểm.

•    Học sinh, học viên đạt giấy chứng nhận nghề loại khá, bằng trung cấp loại khá/trung bình khá được cộng 1.5 điểm.

•    Học sinh, học viên có những loại bằng học nghề kể trên loại trung bình sẽ được cộng 1 điểm.

Như vậy, thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 xét điểm tốt nghiệp THPT dựa vào tổng điểm của 4 bài thi + điểm khuyến khích (nếu có) + điểm trung bình lớp 12 + điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, điểm thi sẽ chiếm 70%, quyết định phần lớn đến kết quả tốt nghiệp của học sinh.

bằng học nghề được cộng điểm

Học sinh có bằng học nghề sẽ được cộng điểm trong kỳ thi THPT năm nay (Ảnh: Internet)

Nên học nghề gì để vừa được cộng điểm vừa có thêm nghề tay trái cho tương lai?

Được cộng điểm học nghề là một lợi thế đối với các bạn học sinh lớp 12 trong kỳ thi THPT năm nay để các bạn nâng cao điểm số cũng như cơ hội tốt nghiệp của mình. Nhiều bạn có tâm lý chọn đại một nghề để học cho có nhưng cũng không ít bạn tranh thủ thời gian này chọn học những nghề mà mình yêu thích để có thể vừa được cộng điểm vừa có thêm một nghề “giắt túi” cho tương lại.

Hiện nay, một số ngành nghề đào tạo ngắn hạn có tiềm năng phát triển lớn được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn, nhất là các ngành nghề thuộc lĩnh vực Ẩm thực – Du lịch và Nhà hàng – Khách sạn như:

•    Nghề làm bánh

•    Nghề pha chế

•    Nghề đầu bếp

nghề bánh được lựa chọn

Nghề bánh được nhiều bạn trẻ lựa chọn

Những ngành nghề kể trên là lựa chọn hấp dẫn với các bạn học sinh vì sau khi học xong, ngoài được cộng điểm trong kỳ thi THPT, bạn trẻ có thể kiếm thêm thu nhập nhờ vào các công việc part time hoặc tự kinh doanh với các mô hình vốn thấp – lợi nhuận cao. Đặc biệt, khi lên đại học, các bạn sẽ có thể trang trải một phần chi phí sinh hoạt của mình dựa vào những “nghề tay trái” này. Bán bánh onlie hiện là một sự lựa chọn hấp dẫn với nhiều bạn vì có thể linh động được thời gian, tiết kiệm chi phí mà thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các bạn trẻ nếu được đào tạo bài bản trong một môi trường chuyên nghiệp, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng từ các chuyên gia thì hoàn toàn có thể phát triển những nghề này theo hướng đi của riêng mình.

Để lại thông tin dưới đây hoặc gọi điện đến số 1800 6148 nếu bạn muốn học nghề thuộc lĩnh vực Ẩm thực – Du lịch và Nhà hàng – Khách sạn ngắn hạn để công điểm xét tốt nghiệp và có thêm một nghề “giắt túi” cho tương lai nhé!


Nguồn bài viết tại Đổi mới quy chế thi THPT quốc gia 2019: Học nghề được cộng điểm

Tuesday, April 23, 2019

Buckwheat là gì? Những bí mật có thể bạn chưa biết về loại hạt này

Buckwheat là gì? Những bí mật có thể bạn chưa biết về loại hạt này

Buckwheat là gì? Thành phần dinh dưỡng và công dụng của loại hạt này như thế nào? Đây chính là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về danh sách các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, Kate sẽ chia sẻ với các bạn những bí mật về hạt Buckwheat có thể bạn chưa biết.

Buckwheat là gì? Thành phần dinh dưỡng và công dụng của loại hạt này như thế nào? Đây chính là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về danh sách các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, Kate sẽ chia sẻ với các bạn những bí mật về hạt Buckwheat có thể bạn chưa biết.

Buckwheat hay còn có tên gọi khác là hạt kiều mạch, đây là loại thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết Buckwheat là gì? Thành phần dinh dưỡng và công dụng chính của loại thực phẩm này như thế nào. Buckwheat không đơn thuần chỉ là thực phẩm, mà chúng còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Chúng ta cùng tìm hiểu về loại thực phẩm này ngay sau đây nhé.

buckwheat là gì

Buckwheat là gì?(Ảnh: Internet)

Buckwheat là gì?

Buckwheat là sản phẩm thu được từ cây kiều mạch, được dùng phổ biến trong quá trình làm bánh hoặc chế biến các món ăn. Loại thực phẩm này còn có tên gọi khác là “kiều mạch”, “bột kiều mạch”, nhiều người còn gọi chúng với cái tên “Tam giác mạch”. Đây là loại cây thuộc họ rau răm, có hoa, mọc ở những vùng đất cằn cỗi. Tại Việt Nam, kiều mạch mọc rất nhiều ở các tỉnh miền Bắc thuộc các tỉnh như: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn….

Thành phần dinh dưỡng của Buckwheat

Trong Buckwheat có rất nhiều thành phần dinh dưỡng, Carbohydrates là một trong những thành phần chính trong kiều mạch, ngoài ra chúng cũng chứa thêm nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa, protein. Giá trị dinh dưỡng có trong Buckwheat đôi khi còn cao hơn đáng kể so với các loại ngũ cốc khác.

Ngoài ra, kiều mạch còn chứa lượng lớn chất xơ, thành phần thực phẩm carbs có lợi ích đối với sức khỏe đại tràng. Trong thực phẩm này, hàm lượng Potein chiếm khoảng 3.4% khối lượng đối với kiều mạch đã được nấu chín. Kiều mạch giàu chất khoáng hơn hẳn các loại ngũ cốc thông thường như: gạo, ngô, lúa mì…, tuy nhiên chúng không phải là loại thực phẩm giàu vitamin. Kiều mạch còn chứa một số chất khác như: Mangan, đồng, magie, sắt, phốt phô, một số chất thực vật có khả năng chống oxy hóa bao gồm rutin, quercetin, vitexin và D-Chiro-inositol.

Công dụng chính của Buckwheat đối với sức khỏe

Tương tự như các loại ngũ cốc khác, kiều mạch có một số tác động tích cực cho cơ thể như:

-    Cải thiện đường huyết: Ăn kiều mạch sẽ giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu, tốt cho bệnh nhân tiêu đường.

-    Cải thiện sức khỏe tim mạch: Thường xuyên ăn kiều mạch sẽ cải thiện được sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp và cải thiện các thành phần mỡ máu.

-    Giảm cân hiệu quả: Kiều mạch có tác dụng giảm cân và làm sạch cơ thể, nếu bạn lên kế hoạch giảm cân với loại thực phẩm này thì có thể kết hợp với trái cây, sữa chua, vitamin tổng hợp,…

buckwheat tốt cho sức khỏe

Ăn Buckwheat rất tốt cho sức khỏe của con người (Ảnh: Internet)

Cách chế biến Buckwheat tại nhà

Buckwheat là loại thực phẩm bổ dưỡng và có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Bạn có thể dùng để nấu cháo, soup, bánh xèo kiểu Nga, hạt kiều mạch xào rau củ… Ngoài ra, loại hạt này còn được sử dụng để làm các loại bánh bánh hoặc xay ra làm sữa. Hạt kiểu mạch thích hợp với những người ăn chay, ăn kiêng hay chế độ ăn thực dưỡng.

Kiều mạch và yến mạch có giống nhau không?

Trên thực tế, kiều mạch và yến mạch đều là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe mà nhiều người nhầm tưởng là một. Tuy nhiên, đây là 2 loại thực phẩm khác nhau:

- Yến mạch: Là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng ở những vùng khí hậu ôn đới. Đây là loại ngũ cốc lấy hạt và được chế biến thành dạng bột với màu trắng ngà. Yến mạch có thành phần chính là tinh bột và chất xơ.

- Kiều mạch: Thuộc nhóm thực phẩm gần giống như ngũ cốc nhưng không phải là loại thân cây cỏ như lúa. Hạt kiều mạch được chế biến thành dạng tấm và các hạt không đều, thường có màu nâu.

yến mạch và kiều mạch

Yến mạch và kiều mạch là hai thực phẩm khác nhau (Ảnh: Internet)

Mua hạt kiều mạch (Buckwheat) ở đâu?

Hạt kiều mạch nguyên chất và các sản phẩm làm từ hạt kiều mạch được bán phổ biến ở các cửa hàng thực phẩm, hệ thống siêu thị hoặc các cửa hàng online trên toàn quốc.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi gợi ý sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn biết Buckwheat là gì, các tác dụng của Buckwheat (hạt kiều mạch) và có cách sử dụng phù hợp. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm thật nhiều thông tin bổ ích nhé!


Nguồn bài viết tại Buckwheat là gì? Những bí mật có thể bạn chưa biết về loại hạt này

Friday, April 19, 2019

Hạt chia là gì? Công dụng của hạt chia? Hạt chia có phải hạt é không?

Hạt chia là gì? Công dụng của hạt chia? Hạt chia có phải hạt é không?

Hạt chia là gì? Hạt chia có phải hạt é không? Là câu hỏi của rất nhiều người. Mặc dù nhìn bề ngoài, hai loại hạt này trông giống nhau nhưng thực chất lại hoàn toàn khác, nhất là ở thành phần dinh dưỡng và công dụng.

Hạt chia là gì? Hạt chia có phải hạt é không? Là câu hỏi của rất nhiều người. Mặc dù nhìn bề ngoài, hai loại hạt này trông giống nhau nhưng thực chất lại hoàn toàn khác, nhất là ở thành phần dinh dưỡng và công dụng. Cùng Dạy làm bánh Á Âu khám phá loại thực phẩm đặc biệt này nhé!

hạt chia là gì

Hạt chia là gì? (Ảnh: Internet)

Hạt chia là gì?

Hạt chia còn có tên gọi khác Salvia, là một loại thực phẩm được đánh giá cao ở giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều dưỡng chất hiếm có trong thế giới thực phẩm. Đặc biệt, có nhiều vi chất mà dù có uống thuốc bổ chúng ta cũng khó có thể bổ sung được như: các loại khoáng chất (Canxi, sắt, phốt pho), đạm chất lượng cao không chứa cholesterol, chất chống oxy hóa gan, chất xơ, omega 3 – 6 – 9…

Về hình dáng bên ngoài, hạt chia trông khá giống với hạt mè và hạt é nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra loại hạt này có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với hai loại hạt cùng hình dáng. Hiện nay, hạt chia thường được trồng tự nhiên và không cần sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa chất trong quá trình chăm sóc vì sâu bọ không thích dầu thực vật và không hỗ trợ cây thụ phấn. Có thể nói, hạt chia vô cùng an toàn và tốt cho sức khỏe của con người nhất là phụ nữ mang thai, người đang giảm cân, tốt cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và trí não, hạn chế tiểu đường…

Hạt chia có phải hạt é không?

Như đã chia sẻ ở trên, hạt chia và hạt é nhìn giống nhau nhưng hoàn toàn không phải là một. Hạt chia có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ còn hạt é lại được trồng phổ biến tại nhiều nơi, loại cây này dễ thích ứng với đất đai và khí hậu của nhiều vùng khác nhau. Có thể phân biệt hạt chia với hạt é dựa vào những đặc điểm sau:

Về màu sắc

Hạt chia: Có hai loại là hạt chia màu đen và hạt chia màu trắng, bên ngoài nhìn rất bóng như được phủ một lớp áo dầu còn bên trong có vằn sọc.

Hạt é: Có màu đen tuyền, không có bộ bóng và sánh như hạt chia.

hạt chia và hạt é

Màu sắc của hạt chia và hạt é không giống nhau (Ảnh: Internet)

Về kích thước

Hạt chia có kích thước nhỏ hơn hạt é một chút (9/10) và bằng 1/2 hạt vừng.

Ứng dụng của hạt chia trong chế biến thực phẩm

Hạt chia có rất nhiều công dụng, riêng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, loại hạt này là nguyên liệu để làm nhiều món ăn, thức uống vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Sau đây là một số món bổ dưỡng từ hạt chia mà bạn có thể áp dụng:

Nước hạt chia

Đây là món đơn giản nhất, bạn chỉ cần cho 1 muỗng hạt chia vào 1 ly nước, khuấy đều từ 30 đến 60 giây cho hạt chia hấp thụ nước và mềm ra là có thể uống được.

Bánh hạt chia

Hạt chia dùng làm bánh rất ngon và bổ dưỡng. Khi làm bánh đậu xanh, đậu đen, bánh quy… hãy thêm một chút hạt chia vào để tăng thêm hương vị cho bánh.

bánh hạt chia thơm ngon

Bánh hạt chia vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Nước trái cây hạt chia

Đây làm món giải khát tuyệt vời trong mùa hè, bạn chỉ cần cho hạt chia vào trong nước trái cây mình thích và làm lạnh khoảng 20 phút là có thưởng thức ngay.

Thịt bò nướng hạt chia

Nghe có vẻ lạ nhưng người ta thường ướp hạt chia trong món thịt bò nướng để giúp món ăn thơm ngon hơn và tăng giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, chỉ nên cho một lượng vừa đủ hạt, không nên cho quá nhiều.

Nước chanh hạt chia vừa ngon vừa giúp giảm cân

Nhiều chị em rất yêu thích thức uống mát lạnh này vì nó có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bạn chỉ cần một chén nước lọc, một trái chanh cùng với hạt chia và đường là có ngay một ly nước thơm ngon để thưởng thức.

nước chanh hạt chia giảm cân

Nước chanh hạt chia rất tốt cho người giảm cân (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, trứng chiên hạt chia, súp hạt chia, sinh tố hạt chia, salad hạt chia… đều là những món ăn và thức uống tốt cho sức khỏe mà bạn có thể chế biến nhanh tại nhà để thay đổi khẩu vị cho mình và người thân.

salad hạt chia

Salad hạt chia (Ảnh: Internet)

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã không còn băn khoăn hạt chia là gì? Hạt chia có phải hạt é không? Bạn có thể mua hạt chia về sử dụng để bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhé!


Nguồn bài viết tại Hạt chia là gì? Công dụng của hạt chia? Hạt chia có phải hạt é không?

Monday, April 15, 2019

Phèn chua là gì? Những ứng dụng của phèn chua mà ít ai cần tới

Phèn chua là gì? Những ứng dụng của phèn chua mà ít ai cần tới

Bạn đã biết rõ phèn chua là gì và những ứng dụng của loại chất đặc biệt này? Nếu chưa thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích về phèn chua cũng như biết cách ứng dụng phèn vào trong đời sống nhé!

Bạn đã biết rõ phèn chua là gì và những ứng dụng của loại chất đặc biệt này? Nếu chưa thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích về phèn chua cũng như biết cách ứng dụng phèn vào trong đời sống nhé!

Phèn chua là một chất rất quen thuộc trong cuộc sống của con người, được sử dụng phổ biến trong quá trình khử trùng và xử lý nước ở các vùng lũ để có thể tắm, giặt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ phèn chua là gì và có tính chất vật lí ra sao? Phèn chua có độc hay không?  Mua phèn chua ở đâu?….

phèn chua sử dụng rộng rãi

Phèn chua được sử dụng rộng rãi trong đời sống (Ảnh: Internet)

Phèn chua là gì?

Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, không độc, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và có vị chát chua nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Do tạo kết tủa AL(OH)3 nên khi khuất vào nước đã kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng thành hạt đất lớn, nặng và chìm xuống, làm cho nước trở nên trong vắt.

Phèn chua có tác dụng gì?

Trong cuộc sống, phèn chua có rất nhiều ứng dụng. Tại các vùng bão, lũ, phèn chua rất cần cho việc xử lý nước đục. Còn trong đông y, do có màu trong và sáng nên phèn chua được gọi là minh phàn.

Theo y học cổ truyền, phèn có vị chua chát và có tác dụng giải độc, sát trùng ngoài da, táo thấp, viêm ruột, các bệnh về dạ dày, thấp tà nhưng cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ với liều lượng thích hợp. Đặc biệt, phèn chua còn được sử dụng để bào chế nhiều loại thuốc khác nhau như: Thuốc trị đau răng, cầm máu, đau mắt và các loại xuất huyết.

Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, phèn chua cũng được sử dụng khá nhiều, nhất là trong làm mứt hoặc ngâm một số loại rau củ để tạo độ trắng giòn. Khi nấu chè bưởi, phèn chua là nguyên liệu không thể thiếu để làm giảm vị the đắng của vỏ bưởi.

Ngoài ra, tác dụng của phèn chua còn có rất nhiều như: trị mụn, làm đẹp da, trị hôi nách, làm sạch vết ố vàng trên da...

sử dụng chế biến thực phẩm

Phèn chua còn được sử dụng trong chế biến thực phẩm (Ảnh: Internet)

Phèn chua có phải là đường phèn không?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa phèn chua và đường phèn, tuy nhiên đây là hai chất hoàn toàn khác nhau. Đường phèn được sản xuất từ mía, có công thức hóa học, thành phần nguyên liệu và cách sản xuất khác nhau nên phèn chua hoàn toàn không phải là đường phèn. Nói cách khác, phèn chua là hợp chất vô cơ còn đường phèn là hợp chất hữu cơ.

Phèn chua có tác hại gì không?

Bên cạnh những lợi ích thì phèn chua cũng khiến nhiều người e ngại về vấn đề an toàn sức khỏe vì có chứa nhôm mà nhôm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học thì chưa có bằng chứng chứng minh tác hại trên của nhôm ở người mà nhôm chỉ gây ra nhiễm độc hệ thần kinh ở chuột, thâm chí còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh của các thế hệ sau nhà chuột.

Nhưng để chắc chắn, tổ chức An toàn châu Âu – EFSA và tổ chức Y tế Thế giới – WHO đã siết chặt hơn việc sử dụng nhôm trong thực phẩm, cụ thể: mức dung nạp hành tuần là 1mg/kg thể trọng. Điều này có nghĩa là một người nặng khoảng 60kg có thể sử dụng 60mg nhôm mỗi tuần.

Mua phèn chua ở đâu?

Hiện nay, phèn chua có thể mua được dễ dàng tại các cửa hàng tạp hóa và chợ. Bạn có thể mua từ số lượng nhỏ đến số lượng lớn tùy vào nhu cầu của mình. Ngoài ra, một số Website bán hàng trên mạng cũng nhận cung cấp phèn chua, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đã biết được phèn chua là gì cũng như biết cách ứng dụng loại chất này vào cuộc sống thường ngày. Khi sử dụng phèn chua bạn nhớ không được dùng lượng quá lớn và cần tuân theo hướng dẫn của bác sỹ nếu như dùng làm thuốc nhé!


Nguồn bài viết tại Phèn chua là gì? Những ứng dụng của phèn chua mà ít ai cần tới

Friday, April 5, 2019

Glycerin là gì? Nên mua glycerin làm bánh ở đâu chất lượng?

Glycerin là gì? Nên mua glycerin làm bánh ở đâu chất lượng?

Có bao giờ bạn thắc mắc Glycerin là gì và cảm thấy lạ lẫm khi cái tên này lại xuất hiện nhiều trong các loại mỹ phẩm, các món ăn? Nếu vẫn chưa hiểu rõ về Glycerin, bạn hãy học tiếp tục đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về nguyên liệu đặc biệt này nhé.

Có bao giờ bạn thắc mắc Glycerin là gì và cảm thấy lạ lẫm khi cái tên này lại xuất hiện nhiều trong các loại mỹ phẩm, các món ăn? Nếu vẫn chưa hiểu rõ về Glycerin, bạn hãy học tiếp tục đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về nguyên liệu đặc biệt này nhé.

glycerin trong thực phẩm

Glycerin là gì? Vì sao Glycerin được sử dụng trong thực phẩm ?

(Ảnh: Interntet)

Glycerin là gì?

Về tính chất vật lý, Glycerin là chất lỏng dạng sệt, không mùi, trong suốt và có vị ngọt. Đặc tính nổi trội nhất của Glycerin là một humectant, có thể hấp thụ và giữ độ ẩm rất tốt.Ví dụ: Khi Glycerin có trên bề mặt da, nó sẽ hấp thụ nước trong không khí của môi trường xung quanh, cung cấp độ ẩm cho da một cách tự nhiên và cân bằng.

Glycerin còn có tên gọi khác là Glycerol, được tạo ra từ phản ứng xà phòng hóa của dầu thực vật hoặc mỡ động vật. Tùy vào thuộc tính của từng loại mà Glycerin được sử dụng khác nhau. Riêng trong lĩnh vực ẩm thực, mỹ phẩm và chế tạo thuốc, chỉ có Glycerint trong suốt mới được sử dụng.

Những ứng dụng của Glycerin mà không phải ai cũng biết

Trên thực tế, Glycerin được sử dụng nhiều nhất là trong những sản phẩm chăm sóc da vì có tác dụng giữ ẩm tốt. Nếu tìm hiểu bạn có thể thấy rất nhiều loại mỹ phẩm có thành phần chứa Glycerin. Tuy nhiên, ngoài công dụng giữ ẩm ra, Glycerin còn có những ứng dụng khác rất hữu ích:

Thứ nhất, làm hương vị trong thực phẩm

Glycerin là gì? Xét theo mặt hóa học, Glycerin là một nhóm nguyên tử hydro  và oxy kết hợp để tạo thành nhóm OH, gọi là hydro cacbon. Vì vậy, có thể hiểu Glycerin giống như các phân từ đường đơn, có chứa 3 gốc hydro cacbon và tạo nên vị ngọt và hoàn toàn có thể sử dụng làm hương liệu cho thức ăn. Đặc biệt, Glycerin không giống như đường vì nó không làm tăng lượng đường trong máu người sử dụng nên tốt cho sức khỏe.

Thứ hai, chống lão hóa

Nhiều người đã rất ngạc nhiên khi biết đến công dụng này của Glycerin. Thực chất, nếp nhăn xuất hiện là di da bị mất nước, độ ẩm, độ đàn hồi mà trong Glycerin có thể cung cấp phần độ ẩm này cho da nên giúp làm da được trẻ hóa và các nếp nhăn cũng được giảm bớt rất hiệu quả. Ngoài ra, Glycerin còn được dùng làm chất tẩy trang vì có tính chất mỡ tự nhiên.

Thứ ba, làm phôi xà phòng và xà phòng

Những loại xà phòng được làm từ Glycerin rất nhẹ nhàng và hoàn toàn không gây ra bất kỳ kích ứng da nào. Đối với trẻ em, Glycerin cũng đủ nhẹ nhàng để giúp dưỡng ẩm cho làn da bé, khăn ngừa sự khô da, vì vậy mà xà phòng và phôi xà phòng được làm từ Glycerin được rất nhiều người yêu thích.

xà phòng glycerin

Xà phòng Glycerin được nhiều người yêu thích và chọn lựa (Ảnh: Internet)

Mua Glycerin làm bánh ở đâu?

Trong công nghiệp thực phẩm, Glycerin được sử dụng là chất tạo ngọt, tạo độ ẩm và chất bảo quản khá tốt. Ngoài ra, một số người còn sử dụng Glycerin làm chất độn trong các sản phẩm ít béo như chất bánh ngọt.

Hiện nay, bạn có thể đến những nơi chuyên bán nguyên liệu và công cụ dụng cụ làm bánh để mua Glycerin. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ nên chọn những địa điểm uy tín và đáng tin cậy để đảm bảo mua được Glycerin chất lượng, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thực khách.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đã giải đáp được câu hỏi Glycerin là gì? Mua Glycerin làm bánh ở đâu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.


Nguồn bài viết tại Glycerin là gì? Nên mua glycerin làm bánh ở đâu chất lượng?

Thursday, April 4, 2019

Chọn ngành học đầu tư tương lai: Cách xác định thế mạnh nghề nghiệp

Chọn ngành học đầu tư tương lai: Cách xác định thế mạnh nghề nghiệp

Biết cách xác định thế mạnh nghề nghiệp là ưu thế để các bạn học sinh hoạch định tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng làm được điều này, trên thực tế có rất nhiều bạn bỏ học giữa chừng hoặc thay đổi ngành học, chọn làm nghề tay trái…

Biết cách xác định thế mạnh nghề nghiệp là ưu thế để các bạn học sinh hoạch định tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng làm được điều này, trên thực tế có rất nhiều bạn bỏ học giữa chừng hoặc thay đổi ngành học, chọn làm nghề tay trái… vì cảm thấy mình không phù hợp với ngành nghề đã chọn. Trước vấn đề này, tiến sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm TP HCM) đã có nhiều chia sẻ.

xác định thế mạnh

Xác định thế mạnh của bản thân sẽ giúp học sinh chọn được ngành nghề thích hợp (Ảnh: Internet)

Ba câu hỏi “vàng” để lựa chọn nghề nghiệp thích hợp cho tương lai

Tiến sỹ Khắc Hiếu khuyên các bạn học sinh trước khi quyết định chọn nghề nghiệp để theo học cần trả lời ba câu hỏi: Bạn thích gì? Bạn có thể làm giỏi gì? Bạn sẽ làm ra tiền bằng cách nào? Khi tìm ra điểm giao thoa giữa ba câu trả lời đó, các bạn sẽ chọn được nghề nghiệp thích hợp và lý tưởng nhất. Học sinh cần nhìn nhận rõ và xác định cái mình thích, cái mình giỏi và cần tìm hiểu kỹ về nghề sẽ học để chắc chắn đó là lựa chọn đúng đắn.

Có nhiều phương pháp có thể giúp các bạn tìm ra được thế mạnh của mình như:

Phương pháp sinh trắc học: Dựa vào kiểu hình thần kinh của từng thùy và mật độ dày đặc của nơ – ron để đánh giá ưu thế của 10 vùng chức năng trên não. Dựa vào phương pháp này, học sinh sẽ nhận biết được độ thuận lợi của từng nghề tương ứng với chức năng của từng thùy não, từ đó giúp các bạn đánh giá được tư chất của bản thân phù hợp với nghề nào nhất và phát triển theo năng khiếu tự nhiên một cách thuận lợi nhất.

Phương pháp “hộp diêm”: Hãy thử năng lực của mình bằng cách cọ xát thực tế. Khi trải qua thử thách, tự bản thân các bạn học sinh sẽ có đánh giá và góc nhìn riêng về sự thích hợp của mình với nghề nghiệp muốn theo đuổi.

Phương pháp “20 đôi mắt”: Ngoài việc tự tìm hiểu, các bạn học sinh nên lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh vì rất nhiều đặc điểm của bản thân được họ nhìn thấy. Học sinh cần trò chuyện hay trao đổi với ít nhất 20 người thân cận để họ phát thảo về nhân cách bản thân và từ đó xác định được thế mạnh của mình trong mắt mọi người.

Phương pháp so sánh: So sánh với người khác cũng là một cách để học sinh nhìn nhận ưu điểm của mình, xác định khả năng mạnh nhất.

chọn nghề nghiệp lý tưởng

Trả lời được 3 câu hỏi và tìm được điểm giao thoa giữa chúng sẽ giúp các bạn học sinh chọn được nghề nghiệp lý tưởng (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, phương pháp trắc nghiệm hướng nghiệp cũng là một cách hay để mỗi cá nhân chuẩn đoán xem bản thân phù hợp với ngành nghề nào nhất. Nếu làm nhiều bài trắc nghiệm khác nhau mà có một ngành nghề xuất hiện thường xuyên thì  có nghĩa là bạn có khả năng phù hợp với nghề đó. Đặc biệt, phương pháp SWOT – xác định nghề nghiệp qua bộ câu hỏi gợi ý là cách để các bạn học sinh hiểu hơn về thế mạnh – điểm yếu – cơ hộ - nguy cơ của mình, giúp các bạn tìm được nghề nghiệp phù hợp.

Những ngành nghề có tiềm năng lớn để bạn trẻ theo học

Song song với việc xác định thế mạnh nghề nghiệp thì việc chọn lựa ngành nghề có tiềm năng phát triển cũng rất quan trọng. Hiện nay, khối ngánh Nhà hàng – Khách sạn, Ẩm thực và Du lịch đã và đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho bạn trẻ. Nấu ăn, pha chế, làm bánh, quản trị nhà hàng khách sạn là những nghề đang rất “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu được đào tạo bài bản, bạn trẻ hoàn toàn có thể phát triển ở những lĩnh vực này.

học làm bánh được quan tâm

Học làm bánh đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn

Trong đó, nhu cầu tuyển dụng nghề bánh không ngừng tăng nhanh và mang đến cơ hội thăng tiến nghề nghiệp ở cả trong và ngoài nước cho những thợ làm bánh vững nghề. Vì vậy, những bạn có khả năng về nghề bánh, muốn theo đuổi và sống với đam mê thì hãy mạnh dạn học nghề đầu tư cho tương lai. Nếu phát triển đúng khả năng, được theo đuổi ngành nghề mình yêu thích thì cơ hội thành công sẽ nằm trong tay bạn.

Trên đây là những chia sẻ về cách xác định thế mạnh nghề nghiệp dành cho các bạn học sinh đang đứng trước thời điểm chọn ngành chọn nghề. Hi vọng với những chia sẻ này bạn sẽ tìm được cho mình ngành nghề yêu thích và đúng với đam mê. Chúc bạn thành công!


Nguồn bài viết tại Chọn ngành học đầu tư tương lai: Cách xác định thế mạnh nghề nghiệp

Tuesday, April 2, 2019

Bột béo là gì? Ứng dụng và cách sử dụng bột béo trong làm bánh

Bột béo là gì? Ứng dụng và cách sử dụng bột béo trong làm bánh

Bột béo cũng được xem là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều công thức làm bánh ngọt, nấu chè, kem tươi, hay dùng trong cả pha chế trà sữa…Vậy, bạn đã biết bột béo là gì? Thành phần, công dụng và cách sử dụng bột béo như thế nào chưa? Cùng Kate tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bột béo cũng được xem là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều công thức làm bánh ngọt, nấu chè, kem tươi, hay dùng trong cả pha chế trà sữa… Vậy, bạn đã biết bột béo là gì? Thành phần, công dụng và cách sử dụng bột béo như thế nào chưa? Cùng Kate tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cũng giống như một số loại nguyên liệu khác như: bột, đường, sữa tươi, kem tươi… bột béo được dùng trong nhiều các công thức làm bánh, pha chế… Người ta thường sử dụng bột béo để tạo nên hương vị thơm ngon, béo ngậy và có độ sệt cho món ăn. Bột béo thường được bày bán trong các siêu thị hay cửa hàng nguyên liệu, dụng cụ làm bánh. Để tìm hiểu rõ hơn về bột béo là gì, thành phần và cách sử dụng bột béo trong làm bánh chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bột béo là gì?

bột béo trắng mịn xốp

Bột béo là loại bột trắng, mịn, xốp dùng trong chế biến thực phẩm

(Ảnh: Internet)

Bột béo hay còn gọi là nước cốt dừa, đây là một loại bột mịn có màu trắng, thơm ngon béo với hương vị của dừa. Bột béo được làm từ tinh bột khoai mì, hàm lượng chất béo từ thực vật, sữa, có thêm một lượng protein nhất định. Loại bột này được sử dụng để làm bánh mì, pha trà sữa, làm kem lạnh,… Bột có độ xốp, dễ dàng hòa tan trong nước lạnh hay trộn cùng các nguyên liệu khác. Loại bột này có thể dùng để thay thế bột sữa để giảm chi phí.

Công dụng của bột béo

Bột béo có công dụng chính là tạo nên độ béo ngậy cho các món ăn, pha trộn thêm hương vị sữa và hương thơm của cà phê hoặc trà khi thưởng thức. Ngoài ra, loại bột này còn mang đến hương vị thơm ngon hơn khi dùng để chế biến bánh mì, thức uống, trà sữa, làm kem, bánh nướng, chocolate, bánh quy…

bột béo làm bánh

Bột béo có thể dùng để biến tấu hương vị cho các loại bánh

Cách bảo quản bột béo

Bột béo được đóng gói nhỏ gọn, thích hợp cho việc sử dụng và bảo quản. Để bột giữ được chất lượng tốt nhất, bạn nên buộc kín gói bột khi chưa sử dụng hết. Nên để bột ở nơi khô ráo, tránh môi trường có nhiệt độ ẩm thấp, ánh nắng trực tiếp.

Bột béo mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Bột béo an toàn cho sức khỏe và được sử dụng phổ biến nên thường được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị với nhiều thương hiệu khác nhau. Loại bột này được bán khoảng 80.000 – 150.000 đồng/1kg. Tuy nhiên nếu sử dụng ít bạn có thể mua các gói trọng lượng 250g hoặc 500g nhé.

Hướng dẫn làm bánh bao chiên nhân lạp xưởng thơm ngon

Sử dụng bột béo, bạn có thể làm được những món bánh thơm ngon, giúp món bánh mềm, thơm và béo hơn. Ngoài ra, có thể thêm chút hương vị bột nước cốt dừa sẽ làm món bánh trở nên cực kỳ hấp dẫn, chúng ta cùng thực hiện nhé.

làm bánh bao với bột béo

Học làm bánh bao nhân lạp xưởng với bột béo

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 225g bột mì
  • 37ml kem
  • 70ml nước
  • Muối
  • 112g bột béo
  • 18ml kem shortening
  • 3 cây lạp xưởng
  • 1 củ cải trắng
  • Dầu mè, muối

Hướng dẫn công thức làm bánh bao nhân lạp xưởng thơm ngon

Sơ chế các nguyên liệu

Để làm nhân bánh, bạn hấp lạp xưởng chín trong vài phút.

Củ cải gọt vỏ, bào nhuyễn rồi ướp cùng chút muối trong khoảng 15 phút. Sau khi ướp, vắt thật khô cho củ cải ráo hết nước.

Bắc chảo lên bếp, cho củ cải trắng vào đảo qua khoảng 2 – 3 phút, cho thêm lạp xưởng vào xào thêm 30 giây là được. Nêm thêm chút dầu mè, ½ muỗng tiêu đen rồi để nhân nguội hẳn.

Làm bột bánh

Để làm bột bánh, bạn trộn các nguyên liệu lại với nhau rồi nhào đều hỗn hợp cho đến khi thấy hỗn hợp được mềm mịn. Cắt bột thành 10 miếng nhỏ, sau đó cán dẹt ra thành những miếng bột hình oval. Vo tròn bột lại.

làm bột bánh và tạo hình

Công đoạn làm bột bánh và tạo hình

Đặt viên bột béo vào trong bột nước, nhẹ nhàng gói lại rồi cán dẹt thành hình oval. Để bánh bao được tạo hình theo đường hoa văn xoắn ốc bạn cuộn bột lại, cán dẹt bột thêm một lần nữa rồi cắt đôi theo chiều ngang để lấy được 2 miếng bột. Cán miếng bột vừa cắt thành hình tròn.

Tạo hình bánh

Trải miếng bột ra, cho nhân bánh lạp xưởng vào giữa miếng bột. Gấp đôi bột lại rồi cố định ở phần đầu miếng bột.

Bí quyết chiên bánh bao

Bắc chảo lên bếp, đổ ngập dầu trong sao cho khi chiên bánh sẽ ngập, vàng giòn hơn. Chiên bánh ở lửa nhỏ đến khi thấy mặt bánh chuyển màu vàng đậm thì lật mặt bánh rồi rán tiếp trong 3 – 4 phút nữa là hoàn thành.

Hoàn thành và thưởng thức

Lấy bánh ra rack cho ráo dầu rồi thưởng thức khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn. Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong công thức làm bánh bao với bột béo tại nhà. Hi vọng với hướng dẫn này bạn sẽ có thêm bí quyết làm món ngon thay đổi khẩu vị cho cả gia đình. Chúc bạn thành công!

Tạm kết,

Trên đây là thông tin tổng hợp về bột béo là gì, thành phần và công dụng của bột béo trong chế biến thực phẩm. Ngoài ra, với những công dụng của bột béo bạn sẽ hiểu hơn về nguyên liệu này và biết cách biến tấu hương vị thật thơm ngon. Chúc bạn thành công!


Nguồn bài viết tại Bột béo là gì? Ứng dụng và cách sử dụng bột béo trong làm bánh