Thursday, March 22, 2018

Tìm hiểu về tên gọi các loại bánh ngọt Việt – từ Bắc vào Nam

Tìm hiểu về tên gọi các loại bánh ngọt Việt – từ Bắc vào Nam

Ẩm thực Việt Nam không chỉ là những món ăn thơm ngon, đặc trưng mà còn có rất nhiều món bánh mang hương vị hấp dẫn và được nhiều người yêu thích. Để hiểu hết về các loại bánh Việt, trước tiên, cùng liệt kê tên gọi, ý nghĩa tên gọi của những món bánh truyền thống, nổi tiếng. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về bánh Việt, đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Ẩm thực Việt Nam không chỉ là những món ăn thơm ngon, đặc trưng mà còn có rất nhiều món bánh mang hương vị hấp dẫn và được nhiều người yêu thích. Để hiểu hết về các loại bánh Việt, trước tiên, cùng liệt kê tên gọi, ý nghĩa tên gọi của những món bánh truyền thống, nổi tiếng. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về bánh Việt, đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Dọc theo chiều dài Việt Nam, đâu đâu cũng có thể bắt gặp những món bánh truyền thống, đại diện cho từng vùng đất. Tìm hiểu về bánh Việt, chắc hẳn sẽ không ít người phải bối rối vì không biết nên bắt đầu từ đâu. Lúc đầu, Kate cũng gặp phải không ít khó khăn khi tìm thông tin và hiểu hết về bánh Việt. Và cuối cùng, mình đã quyết định liệt kê và tìm hiểu về tên gọi của các loại bánh Việt khác nhau rồi dần dần mới khám phá thêm những thông tin khác về chúng. Trong bài viết này, Kate sẽ liệt kê một số món bánh truyền thống nổi tiếng để mọi người tiện tham khảo nhé!

Bánh ngọt Việt Nam

Bánh ngọt Việt Nam – đa dạng và phong phú
(Ảnh: Internet)

Tổng hợp tên 14 loại bánh ngọt Việt Nam

Bánh khẩu sli của Cao Bằng

Bánh khẩu sli – Cao Bằng

Bánh khẩu sli – Cao Bằng

Tên gọi bánh khẩu sli nghe khá vui tai, “khẩu sli” tiếng địa phương có nghĩa là bánh gạo nếp nổ, cũng có nơi gọi là bánh bỏng có chứa lạc. Đây là một món ăn truyền thống trong các dịp lễ, Tết truyền thống của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh có mùi thơm của nếp cái, đậu phộng bùi ngậy và đường phên ngọt ngào. Loại bánh này thường có hình dạng khá giống với những viên gạch đỏ, là một trong những món quà được nhiều người lựa chọn làm quà khi đến vùng đất Cao Bằng.

Bánh đậu xanh của Hải Dương

Bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh

Đúng với tên gọi của món bánh này, bánh đậu xanh được làm với bột đậu xanh, có vị ngọt vừa phải, hơi béo bùi, thơm mùi hoa bưởi và khá dễ ăn. Cũng nhờ hương vị thơm ngon, vừa vào tới miệng là đã tan ngay mà mặc dù đây là đặc sản của Hải Dương nhưng ngày nay, bánh đậu xanh đã cực kì phổ biến và được yêu thích trên cả nước.

Bánh gio (bánh tro) của Bắc Giang

Bánh gio thơm ngon

Bánh gio thơm ngon

Có tên gọi là bánh gio là vì bánh được làm từ gạo nếp ngâm trong nước lá gio, sau đó gói lá vào và mang luộc. Đây là đặc sản của Bắc Giang nhưng từ lâu đã một loại bánh phổ biến không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ. Loại bánh này đặc biệt là ở màu sắc của món bánh, khi lớp lá cuối cùng được lột ra, người ta sẽ thấy bánh tro có màu hổ phách trong vắt, cực kì đẹp mắt. Ăn bánh gio đúng cách là bạn chấm bánh vào mật mía để tận hướng hương vị thơm ngon, lạ lạ cực kì hấp dẫn.

Bánh cáy của Thái Bình

Bánh cáy – đặc sản của Thái Bình

Bánh cáy – đặc sản của Thái Bình

Bánh cáy là một món bánh đặc sản của vùng đất Thái Bình và là một trong những món bánh khiến rất nhiều người tò mò. Mới nghe, chắc hẳn không ít người nghĩ rằng đây là một loại bánh làm từ con cáy, thế nhưng, tên gọi này là do sự tích ra đời của món bánh này, món bánh được một người phụ nữ mò cáy dâng lên cho vua, từ đó, cái tên “bánh cáy” ra đời. Món bánh được làm với gạo nếp, đậu phộng, vừng, cơm dừa và mứt bí cực kì thơm ngon.

Bánh cốm của Hà Nội

Bánh cốm của Hà Nội

Bánh cốm xanh mát của Hà Nội

Cũng như bánh đậu xanh ở trên, tên gọi bánh cốm là để chỉ nguyên liệu làm ra loại bánh này. Đây là món bánh được làm từ gốm, bên trong là nhân đậu xanh, dừa nạo cùng với mứt bí hoặc cũng có thể dùng mứt hạt sen trần. Bánh cốm khi ăn vào thường lưu lại nguyên hương vị của cốm, kết hợp cùng vị ngọt thơm từ phần nhân, đây cũng là món bánh thường được nhiều người chọn để mua làm quà khi có dịp ghé đến Hà Nội.

Bánh gai của Nam Định

Bánh gai – Nam Định

Bánh gai – Nam Định

Tên gọi “bánh gai” là do để làm món bánh này, người ta sẽ cần đến một loại lá là lá gai – loại cây cực kì phổ biến ở vùng đất Nam Định. Với món bánh này, ăn bánh cũng là một nghệ thuật, ăn bánh gai chuẩn là khi bóc bánh ra không bị dính lá, ăn không bị rơi nhân.

Bánh tráng xoài của Nha Trang

Bánh tráng xoài

Bánh tráng xoài chua ngọt, hấp dẫn

Chắc hẳn không ít người đã biết đến bánh tráng xoài, đây là một món bánh đặc sản cực kì nổi tiếng của vùng đất Cam Lâm, Khánh Hòa. Gọi là bánh tráng xoài là do bánh được làm từ xoài chín cùng với mạch nha, sau đó được cán mỏng ra không khác gì những loại bánh tráng khác. Ăn bánh sẽ cảm nhận được vị chua ngọt, thơm mùi xoài và dai dai thơm ngon.

Bánh khô mè của vùng Cẩm Lệ, Quảng Nam

Bánh khô mè

Bánh khô mè

Món bánh khô mè vừa giòn xốp, vừa ngọt ngào, giản dị như chính con người của xứ Quảng. Ngày nay, bánh khô mè được bán khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung và được nhiều người yêu thích bởi hương vị mộc mạc nhưng không kém phần hấp dẫn.

Bánh da lợn của Hội An

Bánh da lợn

Bánh da lợn vừa bắt mắt vừa thơm ngon của Hội An

Bánh da lợn của Hội An khác rất nhiều so với bánh da lợn của miền Nam bởi được làm với bột nếp lúa mới. Ăn bánh da lợn Hội An, bạn sẽ cảm nhận được độ dai giòn, thanh dịu, ngọt nhẹ với mùi thơm của nếp mới và vị béo của nước cốt dừa khá đặc biệt.

Bánh ít của Bình Định

Bánh ít Bình Định

Bánh ít Bình Định

Tên gọi bánh ít không phải do món bánh này có ít bánh mà là do trước đây người ta gọi là bánh Út ít – theo tên của người con gái sáng tạo ra nó. Lâu dần, người ta gọi tắt thành bánh ít để đơn giản. Bánh ít ngon là chiếc bánh có được độ dẻo nhưng khi ăn vào không bị dính răng và có được hương vị thơm ngon, tinh khiết từ lá gai, dẻo thơm từ gạo nếp, ngọt của đường, béo của dầu và bùi của đậu hòa quyện trong cùng một miếng bánh. Đây cũng là một món bánh đặc trưng cho văn hóa ẩm thực miền Trung.

Bánh bò của Sài Gòn

Bánh bò Sài Gòn

Bánh bò Sài Gòn

Đây là một món bánh cực kì phổ biến ở Sài Gòn, bánh được làm từ bột gạo, đường, men và nước. Bánh xốp mềm, mặt bánh có nhiều bóng nhỏ do bên trong bánh có các lỗ khi được tạo thành khi làm. Ngày nay, món bánh này không chỉ phổ biến trên các đường phố Sài Gòn mà còn là một món bánh được yêu thích ở rất nhiều tỉnh miền Nam.

Bánh pía của Sóc Trăng

Bánh pía thơm ngon, hấp dẫn

Bánh pía thơm ngon, hấp dẫn

Đây là một trong những loại bánh truyền thống của vùng đất Sóc Trăng và cực kì được ưa chuộng, đặc biệt là trong những dịp trung thu vì hương vị thơm ngon của chúng. Bánh pía được làm từ bột mì, lòng đỏ trứng và sầu riêng. Đặc trưng lớn nhất của loại bánh này là bột bánh có nhiều lớp, có thể lột từng lớp một ra, cũng chính vì vậy mà bánh pía còn được gọi là bánh lột da.

Bánh rế của Phan Thiết

Bánh tế giòn ngon Phan Thiết

Bánh tế giòn ngon Phan Thiết

Có tên gọi “bánh rế” là do món bánh này có hình dạng rất giống với cái rế mà người ta thường dùng để lót nồi. Loại bánh này được làm từ khoai lang bào sợi chiên giòn, và rưới qua một lớp áo đường nấu chảy. Khi ăn, bánh rế hấp dẫn người ta bởi hương vị thơm ngon từ khoai lang, kết hợp với vị ngọt của đường, giòn giòn cực hấp dẫn.

Bánh lá mơ của Miền Tây

Bánh lá mơ của Miền Tây

Bánh lá mơ – món bánh đặc biệt của miền Tây

Gọi là bánh lá mơ là do nguyên liệu đặc trưng để làm ra món bánh này chính là lá mơ cùng với bột gạo, nước cốt dừa. Bánh thường thường có màu xanh đậm, hơi tron và hình dạng vừa dài, vừa dẹt. Khi ăn, người ta sẽ ăn cùng nước cốt dừa, sự kết hợp độc đáo này mang lại hương vị thơm ngon khá dễ gây “nghiện”.

Trên đây là một số món bánh truyền thống của Việt Nam dọc theo chiều dài đất nước. Hi vọng, với bài viết này, bạn đã có thêm một chút kiến thức về sự đặc sắc và đa dạng của bánh Việt để từng bước chinh phục chúng. Chúc bạn thành công!

(Ảnh minh họa trong bài tham khảo từ nguồn internet)

Xem thêm:

 


Nguồn bài viết tại Tìm hiểu về tên gọi các loại bánh ngọt Việt – từ Bắc vào Nam

0 comments:

Post a Comment