Mứt tắc (mứt quất) dẻo ngon với hình cánh hoa đẹp mắt. vị chua chua ngọt ngọt được rất nhiều người yêu thích, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn 2 cách làm mứt tắc ngon không tưởng để đổi vị cho món mứt tắc nhé. Những hướng dẫn làm mứt tắc dưới đây cực kì chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng làm thành công ngay từ lần đầu tiên.
Cách làm mứt tắc đơn giản nhất dành cho người mới bắt đầu
Công thức làm mứt tắc đơn giản nhất này mình dành cho những bạn nào mới lần đầu làm mứt nhé, cách làm này rất đơn giản và dễ dàng thành công ngay từ lần đầu tiên. Để làm món mứt tắc này bạn cần chuẩn bị phần nguyên liệu, các dụng cụ làm mứt như nồi, chảo, dao… Chúng ta cùng bắt tay vào làm nhé.
Nguyên liệu làm mứt tắc
- Quả tắc: 1kg
- Đường: 500g
- Mật ong: 100g
- Vôi tôi: 20g
- Phèn chua: 1 muỗng
- Muối: 1 muỗng
Cách làm mứt tắc đơn giản nhất
Chọn tắc làm mứt: Phần này mình chia sẻ chung cho các công thức làm mứt còn lại được hướng dẫn trong bài viết, bạn có thể dùng cho những cách làm mứt tắc khác nhé.
Chọn những quả tắc tươi ngon có màu vàng đẹp mắt để làm mứt
(Ảnh: Internet)
Để làm được món mứt ngon thì ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu làm mứt bạn đã cần có sự chuẩn bị tốt, mứt tắc ngon đòi hỏi phần tắc làm mứt phải tươi ngon. Do vậy mình sẽ hướng dẫn cách chọn tắc ngon để làm mứt, bạn nên chọn những quả tắc đều, to đã già. Để mứt lên màu đẹp thì nên chọn những quả tắc có màu vàng đậm đẹp mắt.
Cách làm nước vôi trong làm mứt: Có nhiều công thức đòi hỏi cần có nước vôi trong để làm mứt khiến bạn thấy hoang mang vì không biết cách làm nước vôi trong. Để có nước vôi trong làm mứt bạn có thể làm bằng cách hòa tan vôi tôi (vôi sống) trong nước sạch, sau đó để trong vài tiếng (khoảng 10 tiếng hoặc qua đêm) để phần vôi lắng xuống. Phần nước trong phía trên sẽ được dùng để làm mứt. Tuy nhiên khi này bạn sẽ thấy một lớp váng phía trên mặt nước vôi, dùng khăn hoặc vải xô để lược bỏ phần váng đó đi nhé. Do nước vôi trong lắng mất khá nhiều thời gian nên phần này mình sẽ chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước, lắng nước vôi trong trước mình có thể cho vào lọ thủy tinh để bảo quản sử dụng sau.
Nước vôi trong có công dụng làm cho tắc rắn không bị nát
(Ảnh: Internet)
Nước vôi trong làm mứt có độc không là điều khiến rất nhiều người cảm thấy lo lắng, nhưng bạn có thể hiểu rằng công thức hóa học của vôi là Ca(OH)2, được sử dụng để xử lý nguồn nước trong sản xuất rượu và nước giải khát và được sử dụng trong cả quá trình xử lý tạo ra gelatin chiết xuất từ da động vật.
Nước vôi có công dụng làm cho sản phẩm có độ trong và rắn hơn khi làm bánh, mứt trái cây…. Nước vôi trong không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên khi chế biến hoặc tiếp xúc lâu với nước vôi bạn nên sử dụng bao tay để tránh gây viêm loét da nhé.
Sau khi đã chuẩn bị được phần nước vôi trong và chọn được nguyên liệu chúng ta cùng bắt tay vào thực hiện công đoạn làm mứt tắc nhé.
Bước 1: Tắc sau khi chọn đem đi rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút cho thật sạch, rửa lại với nước một lần nữa rồi đỏ ra cho ráo nước.
Bước 2: Khứa tắc thành 4 hoặc 5 đường dọc theo thân trái tắc để tạo thành những hình cánh hoa cho đẹp mắt. Phần này bạn không nên khứa quá nông hoặc quá sâu nhé, khứa nông quá thì không thể tách được phần hạt trong quả, nếu khứa sâu quá sẽ làm tắc bị đứt ra và nát khi sên mứt.
Loại bỏ hạt tắc để mứt không bị đắng
(Ảnh: Internet)
Bước 3: Dùng tay ấn nhẹ hai đầu quả tắc để lược bỏ phần hạt trong tắc và làm chảy bớt phần nước trong quả. Những hạt còn sót lại bạn có thể dùng tăm để khêu ra, nếu còn hạt khi làm mứt tắc sẽ bị đắng nhé.
Bước 4: Sau khi đã sơ chế xong phần mứt tắc sẽ ngâm tắc trong phần nước vôi trong đã chuẩn bị trước. Ngâm tắc trong khoảng 4 tiếng, nhớ để tắc ngập trong nước vôi nhé, nếu không chúng sẽ bị thâm. Sau đó vớt tắc ra ngoài, rửa sạch lại với nước nhiều lần để loại bỏ mùi nồng và hôi của nước vôi còn bám trên tắc.
Bước 5: Bắt nồi lên bếp, cho phèn chua vào đun lên cho nước sôi khoảng 5 phút. Cho phần tắc vào trần qua nước sôi rồi vớt ra rửa sạch với nước lạnh một vài lần cho sạch. Công đoạn này để cho phần tắc loại bỏ hết được phần nước vôi và mùi còn vương lại.
Bước 6: Cho tắc vào ướp với đường và mật ong trong khoảng 30 – 60 phút cho phần đường tan hết ngấm vào tắc rồi đem tắc đi sên.
Bước 7: Dùng nồi có đáy dày hoặc chảo dày để sên mứt dễ hơn. Đun sôi hỗn hợp với lửa vừa, để mứt không bị nát thì không nên dùng đũa mà khi làm chỉ nghiêng qua nghiêng lại chảo cho đến khi nước tắc cạn hết và chuyển sang màu vàng óng là được. Tắt bếp.
Để mứt tắc trong lọ thủy tinh để bảo quản
(Ảnh: Internet)
Bước 8: Khi lấy tắc ra khỏi nồi nên gắp từng miếng tắc riêng rồi hứng phần dưới bằng đĩa để phần nước đường không chảy xuống. Cho mứt tắc vào thực hiện sấy trong lò nướng hoặc hong khô ngoài trời cho khô và nguội hẳn thì mới cho vào hộp bảo quản.
Mứt tắc khi làm xong có màu vàng óng đẹp mắt, vị ngọt của đường, có một chút đắng nhẹ nhàng và vị chua chua thanh thanh.
Cách làm mứt tắc không bị đắng mà không cần phèn chua
Đối với cách làm ở trên thường khi hoàn thành thì mứt sẽ có một chút vị đắng đắng, nếu như bạn không thích vị đắng này có thể áp dụng theo công thức thứ hai. Ở công thức làm mứt tắc bạn có thể không cần dùng phèn chua để làm mứt nhưng vẫn đem lại thành quả là món mứt thơm ngon. Chúng ta cùng thử nghiệm cách làm mứt tắc này nhé.
Nguyên liệu cần để làm mứt tắc không cần phèn chua
- Quả tắc: 1 kg
- Đường trắng: 800g
- Nước vôi trong
- Phèn chua: 5g
- Muối
Cách làm mứt tắc không bị đắng
Mứt tắc không cần sử dụng phèn chua nhưng vẫn thơm ngon
(Ảnh: Internet)
Để tiết kiệm được nhiều thời gian làm mứt tắc bạn nên chuẩn bị phần nước vôi trong trước từ hôm trước để khi làm mứt không cần mất quá nhiều thời gian. Cách làm mứt tắc không quá khó tuy nhiên lại đòi hỏi bạn cần có sự kiên nhẫn về thời gian, do vậy để làm thành công các loại mứt nói chung bạn nên có khâu chuẩn bị tốt nhé.
Cách chọn được tắc tươi ngon để làm mứt mình đã chia sẻ ở trên. Do vậy phần này mình sẽ đi nhanh nhé. Sau công đoạn chọn tắc và ngâm tắc qua nước muối, bạn thực hiện tiếp công đoạn khứa tắc thành các múi và lấy hạy, ngâm tắc vào nước vôi trong. Tiếp theo các bước làm sau đây.
Bước 1: Phần tắc sau khi rửa sách nước vôi và để ráo thì bạn nên cân lại trọng lượng của chúng, theo đó bạn sẽ chia theo tỉ lệ: cứ 1kg tắc thì dùng 600g đường để mứt có vị ngọt vừa phải, nếu như muốn ăn ngọt hơn thì có thể linh hoạt thêm phần đường này nhé. Sau đó cho đường vào chảo, cho thêm một chút nước đun sôi lên cho khi thấy đường sôi thì không khuấy nữa, để lửa nhỏ, khi thấy đường kéo sợi thì cho tắc vào xào khoảng 2 – 3 phút.
Bước 2: Khi cho tắc vào thì cho thêm 10 thìa nước cốt tắc, một chút muối tinh rồi đun trên bếp. Khi đun xong thì vớt phần tắc ra bát để riêng. Tiếp tục đun phần đường cho đến khi nhỏ giọt đường vào trong bát nước lạnh mà không tan đường thì cho tắc vào tiếp tục sên.
Phơi mứt tắc cho khô và nguội hẳn rồi mới cho vào lọ bảo quản
(Ảnh: Internet)
Bước 3: Thấy phần đường dẻo lại và bám vào tắc thì cho món mứt đã hoàn thành vào. Tắt bếp và đổ mứt ra để nguội. Phơi khoảng 2 nắng là mứt sẽ ngon hơn nhiều. Khi nứt đã khô và nguội hẳn mới cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.
Vậy là đã hoàn thành xong món mứt tắc không bị đắng rồi nhé, mứt tắc ngon hơn thưởng thức cùng với trà nóng.
Trên đây là hai cách làm mứt tắc đơn giản và ngon nhất dành cho những người mới bắt đầu, với hai công thức được hướng dẫn và chia sẻ chi tiết hi vọng bạn sẽ làm được những món mứt thơm ngon cho ngày tết thêm hương vị nhé.
Bai viết được đăng tại 2 cách làm mứt tắc ngon không tưởng
0 comments:
Post a Comment